chia sẻ:

7 yếu tố khác biệt tạo nên thành công của một Content Marketer

22.05.2017 | Sale & Marketing

Theo nghiên cứu, trung bình 28% trên toàn bộ ngân sách Marketing là dành cho Content, biến nó trở thành một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng nhất. Thực tế, Content Marketing nếu áp dụng tốt thì chính là một nguồn lợi nhuận thu về (ROI) lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải chiến lược Content nào cũng hiệu quả, và yếu tố quan trọng ảnh hưởng hầu hết đến sự thành bại lại chính là các marketer. Vậy như thế nào thì được coi là một Content Marketer thành công? Yếu tố nào tạo nên điều đó? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
7 yếu tố khác biệt tạo nên thành công của một Content Marketer

Tìm hiểu khách hàng

Chìa khóa thành công của tất cả các doanh nghiệp đó là khách hàng. Chắc chắn rằng, khi thực hiện bất cứ một hoạt động marketing gì, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là tìm hiểu khách hàng của mình, đây là một bước không thể thiếu. Content Marketer thành công chính là những người biết thực hiện giai đoạn này là một cách thật sự nghiêm túc.

Hầu hết các Marketer đều chỉ thực hiện các bước tìm hiểu thông thường để lấy được thông tin cá nhân của khách hàng tiềm năng, hoặc những khảo sát, đánh giá nhỏ với những người hay ghé thăm trang web của mình. Nhưng như vậy không đủ, một Content Marketer thành công là người biết mọi thứ về đối tượng khách hàng của mình.

 

 

Càng hiểu nhiều, biết nhiều càng dễ dàng tạo ra một trải nghiệm thương hiệu đặc biệt về những gì khách hàng cụ thể muốn và cần. Khách hàng họ là ai, họ cần gì, họ dành bao nhiêu thời gian cũng như muốn đọc những nội dung như thế nào,…? Hãy phân loại nhóm khách hàng rõ ràng để truyền đến họ những nội dung theo từng chủ đề phù hợp nhất. Ví dụ bạn là một công ty du lịch với nhiều loại hình tour khác nhau, bạn không thể nào lại gửi những bài viết về du lịch mạo hiểm, khám phá cho nhóm khách hàng trung/cao tuổi,…

Phương tiện truyền thông xã hội, cũng mang rất nhiều những dữ liệu quan trọng về khách hàng như sở thích, mối quan tâm, nhu cầu của họ thông qua những lượt like, bình luận, chia sẻ,…  Do đó, hãy mở rộng hơn việc sản xuất nội dung trên các ứng dụng mạng xã hội.  Các Content Marketer hãy đặt mình vào vị trí của các khách hàng, tìm hiểu hoàn cảnh từ đó nắm được nhu cầu của họ, mang đến cho họ những thông tin, nội dung thật sự phù hợp, hữu ích để từ đó, gia tăng được sự nhận diện thương hiệu cũng như tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp.

 

Đầu tư

28% tổng chi phí marketing là dành cho Content Marketing. Một marketer thành công sẽ biết sử dụng số chi phí đó một cách khác biệt và hiệu quả nhất. Họ sẽ tập trung đầu tư vào một số lượng nhỏ các bài viết có chất lượng cao. Chất lượng hơn số lượng, nếu có $2,800 để chi, một marketer khôn ngoan sẽ đầu tư $700 vào 4 bài viết chất lượng, còn hơn là 50$ cho mỗi bài viết bình thường, tầm tầm.

 

 

Thay vì phân tán sự chú ý của người dùng vào nhiều những bài viết vô ích có thể tìm ở bất cứ đâu trên mạng, thì hãy chỉ tạo ra những bài viết thật hữu ích và độc đáo, không cần nhiều, 9-10 bài thôi cũng được, nhưng phải tuyệt đối chất lượng để thu hút khách hàng không chỉ đọc 1 lần mà có thể là 5, 7 lần sau. Việc này có thể giúp người đọc không cảm thấy lãng phí thời gian, nhàm chán cũng như vẫn duy trì được lượng truy cập hay tăng độ cạnh tranh trong Content Marketing so với đối thủ.

>> Xem tiếp:  Vì sao các chiến lược Content Marketing trong SEO không hiệu quả?

 

Networking

Nhiều Content Marketer dành toàn bộ thời gian của họ cho việc nghĩ cũng như tạo ra nội dung cung cấp tới khách hàng. Điều này có vẻ giống như họ đang sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Các Content Marketer thành công, họ làm những điều khác biệt hơn, thay vì dành thời gian cả ngày để tạo ra 1, 2 bài viết, thì họ thuê những nguồn nhân lực bên ngoài làm việc cho mình.

 

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nguồn nhân lực có thể giúp các marketer sản xuất nội dung chất lượng và nhanh chóng như các freelancer, blogger,... Chính vì vậy, chỉ cần bỏ một chút thời gian để lựa chọn và xây dựng cho mình một mạng lưới cộng tác viên chuyên nghiệp là các marketer có thể bước gần hơn tới việc mang lại thành công cho doanh nghiệp.

 

Tối đa hóa giá trị

Bạn có nên trả $100 cho một bữa ăn, hoặc 100 đô la cho một dịch vụ cung cấp thức ăn tươi tận cửa nhà bạn cho ba bữa ăn một ngày trong tuần tới? Câu trả lời ở đây là hiển nhiên là lựa chọn 2 vì sự khác biệt chi phí rất ấn tượng. Cũng như vậy, các Content Marketer thành công biết phải làm thế nào để kiếm và tăng thêm những đồng đô la từ chính mỗi bài viết do họ tạo ra. Họ ưu tiên sản xuất nội dung tươi mới, biến đổi, cung cấp cho khách hàng để tận dụng tối đa mỗi đồng đô la họ chi tiêu và sinh lời ngược lại.

 

 

Đa dạng hóa

Các Content Marketer thành công cho dù có là chuyên gia trong một lĩnh vực đi chăng nữa cũng không bao giờ tự gắn mình với một chủ đề nhất định nào đó khi sản xuất nội dung. Họ luôn luôn cố gắng đa dạng hóa mọi chủ đề nội dung, bao gồm cả hình ảnh và video. Việc này sẽ giúp khách hàng khỏi việc cảm thấy nhàm chán, khiến họ cảm thấy hứng thú, muốn đọc nhiều hơn nữa cũng như tránh cho các marketer cạn kiệt ý tưởng khi chỉ viết về một lĩnh vực.

 

 

>> Xem tiếp:  Vì sao các doanh nghiệp cần CMS (Content Management System)?

 

Thử nghiệm

Khi hầu hết các Content Marketer đã sử dụng một mô hình hoạt động, họ sẽ gắn bó với nó. Ví dụ: nếu họ tạo ra một số lượng bài viết nhất định mỗi tuần, theo một cách nhất định, với một chủ đề nhất định, họ có thể lặp lại phương pháp tiếp cận đó, để họ có thể duy trì ROI.

 

 

Đối với các Content Marketer thành công, việc duy trì tỷ lệ ROI tích cực là không đủ, họ muốn chủ động cải thiện nó. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy Content Marketer thành công nhất thường xuyên thử nghiệm nhiều phương pháp, định dạng nội dung mới, hay các chủ đề khác nhau nhưng mới mẻ, độc đáo để thử phản ứng của khách hàng, và từ đấy tìm ra được nội dung mà khách hàng thích nhất. Đó là rủi ro, vì sẽ phải chi trả nhiều hơn, tốn thời gian và công sức hơn nhưng nếu thành công có thể đem về nhiều lợi nhuận hơn nữa.

 

Phân tích



Cuối cùng, một Content Marketer thành công không đánh giá thành công của họ dựa trên các nhân tố chủ quan. Họ dựa vào số liệu. Họ dựa vào những phân tích cụ thể để thấy được chiến lược marketing mình đang thực hiện có hiệu quả hay không. Các Content Marketer không đơn thuần tin rằng khách hàng đang thưởng thức nội dung do họ tạo ra; Họ hỏi họ trực tiếp khách hàng. Họ cũng không chỉ dựa trên số liệu tích cực mình nhìn thấy; Các Content Marketer đào sâu, xem xét các số liệu xấu, những giả định và tính toán kết quả trước khi thực hiện những thay đổi thích hợp.

Nguồn: Entrepreneur