Cập nhật 24.01.2024 | Sale & Marketing
1. Bounce rate là gì?
Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang) là một chỉ số cho biết tỷ lệ số lượt truy cập vào trang web những rời đi mà không tương tác với các trang khác trên website. Chỉ số này thường đường dùng để đo mức độ tương tác tổng thể của một website. Nếu chỉ số này càng cao tức là trang web của doanh nghiệp đang không thu hút và không đáp ứng được những thông tin mà người dùng đang muốn tìm kiếm.
2. Bounce rate được tính như thế nào?
Tỷ lệ bounce rate của 1 trang web trong wesite
Tỷ lệ bounce rate của 1 trang web trong wesite = Tổng lượt thoát trong khoảng thời gian nhất định của 1 trang web/ Tổng số lượt truy cập của 1 trang web trong cùng một khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Một website du lịch A có tổng số lượt thoát từ trang chủ trong một tháng là 800. Tổng số lượt truy cập trang chủ trong cùng một tháng là 2000. Vậy tỷ lệ thoát trang sẽ là: (800 / 2000) * 100% = 40%.
Tỷ lệ bounce rate của cả website
Tỷ lệ bounce rate của 1 toàn wesite = Tổng lượt thoát trong khoảng thời gian nhất định của tất cả các trang web trong 1 khoảng thời gian nhất định / Tổng số lượt truy cập của tất cả trang web trong cùng một khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Một website du lịch A có tổng số lượt thoát của toàn bộ website trong một tháng là 1500. Tổng số lượt truy cập của toàn bộ website trong cùng một tháng là 5000. Điều này có nghĩa là tỷ lệ Bounce Rate = (1500 / 5000) * 100% = 30%.
Công thức tính tỷ lệ thoát trang
3. Làm thế nào để kiểm tra được tỷ lệ thoát trang?
Hiện nay có rất nhiều công cụ hữu ích có thể kiểm tra tỷ lệ thoát trang trên website như: Google Analytics, SEMrush, Alexa,.. Bạn có thể kiểm tra các chỉ số như tỷ lệ thoát trang và các thông tin quan trọng khác giúp cải thiện hiệu suất của website.
4. Tác động của bounce rate tới doanh nghiệp du lịch
Hiệu suất SEO kém: Bounce rate cũng làm ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm thông qua việc đánh giá mức độ hấp dẫn của trang web dựa trên thời gian ở lại và sự tương tác.
Hiệu quả quảng cáo kém: Nếu bạn đang chạy chiến dịch quảng cáo để thu hút lượt truy cập, tỷ lệ thoát trang cao cho thấy rằng chiến dịch quảng cáo của bạn đang không hiệu quả và không đánh trúng insight của khách hàng. Điều này làm tốn ngân sách mà không mang lại hiệu quả.
Thất bại trong chuyển đổi: Nếu mục tiêu của trang web du lịch là chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng thực sự (ví dụ: đặt phòng khách sạn, đặt tour), thì bounce rate cao có thể dẫn đến sự thất bại trong việc chuyển đổi, tức là khách truy cập rời đi trang web mà không thực hiện bất kỳ hành động chuyển đổi nào.
Nếu website của bạn đang gặp tình trạng bounce rate cao thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Nội dung không hấp dẫn: Nếu nội dung trang web nhàm chán hoặc không cung cấp những thông tin đáng tin cậy và không đáp ứng được nhu cầu của nghời đọc, họ có thể rời khỏi website ngay lập tức và tìm kiếm những website khác chất lượng hơn.
Thời gian tải trang lâu: Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định người đọc có tiếp tục truy cập vào website của bạn hay không. Nếu tốc độ tải trang lâu hơn 2 giây, người dùng sẽ mất kiên nhẫn và rời khỏi trang.
Trải nghiệm người dùng kém: Nếu trang web có thiết kế khó hiểu, lộn xộn hoặc không tương thích với phong cách trực quan mà người dùng mong đợi, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Điều này khiến người dùng không muốn tiếp tục truy cập trang web và khiến tỷ lệ thoát trang tăng cao.
Không tối ưu hóa trải nghiệm di động: Người dùng ngày nay sử dụng thiết bị di động rất nhiều và nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa cho các loại thiết bị này, họ có thể gặp khó khăn khi duyệt trang và có thể quyết định rời khỏi trang web.
Quảng cáo quá nhiều làm xao lãng trải nghiệm người dùng: Nếu trang web có quá nhiều quảng cáo xuất hiện ngay khi người dùng truy cập hay quảng cáo chiếm quá nhiều không gian trên trang web, đặc biệt là che khuất nội dung chính, chúng có thể làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Điều này làm cho người dùng cảm thấy khó chịu và có thể quyết định rời khỏi trang web mà không xem tiếp nội dung.
Cải thiện và tối ưu nội dung hấp dẫn:
Để cải thiện chất lượng nội dung trang web, mọi hông tin cung cấp trên trang web phải chính xác, hấp dẫn và mang lại giá trị cho người đọc. Đặc biệt cũng cần kiểm tra và làm mới nội dung định kỳ để đảm bảo rằng người đọc nhận được thông tin mới nhất.
Ngoài ra, khi xây dựng nội dung cũng cần chú ý đến cách sắp xếp thông tin một cách khoa học và bổ sung hình ảnh cuốn hút để nội dung trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Tăng cường liên kết nội bộ:
Đầu tiên là xây dựng một mô hình liên kết nội bộ thông minh bằng cách tạo liên kết giữa các trang có cùng chủ đề giúp người dùng dễ dàng tiếp cận những bài viết chứa thông tin mà họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên, cần tránh việc sử dụng quá mức liên kết nội bộ và gây khó chịu cho người dùng.
Cải thiện tốc độ tải trang:
Để tối ưu hóa tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ như Google PageSpeed Insights để có những đánh giá chi tiết về hiệu suất tải trang từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa trang web của mình.
Việc này có thể bao gồm việc sử dụng định dạng hình ảnh hiệu quả và giảm kích thước file. Đồng thời, áp dụng caching sẽ giúp giảm thời gian tải trang cho người dùng khi họ quay lại trang web, bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời trên trình duyệt của họ.
Thay đổi thiết kế website:
Để thu hút và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, website cần được thiết kế với màu sắc hài hòa, có các nút điều hướng rõ ràng.
Màu sắc không chỉ làm cho trang web trở nên hấp dẫn mà còn có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cảm xúc của người sử dụng vì vậy việc chọn lựa màu sắc phải dựa trên tính chất và mục đích chính của trang web. Đặc biệt các nút điều hướng cũng cần được thiết kế sao cho dễ nhìn thấy và sử dụng.
Tối ưu hóa website trên thiết bị di động:
Để tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động, cần chú ý đến một số chi tiết quan trọng như sau: sử dụng thiết kế đáp ứng để tự động điều chỉnh kích thước trang theo màn hình, đảm bảo tải trang nhanh bằng cách giảm kích thước hình ảnh và tối ưu hóa mã nguồn.
Đồng thời ưu tiên hiển thị nội dung quan trọng để người dùng có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin cần thiết.
Kiểm soát quảng cáo:
Để đảm bảo trải nghiệm người dùng không bị gián đoạn quá mức, quảng cáo cần được đặt ở các vị trí như giữa các đoạn văn bản hoặc ở cuối trang, để tránh làm mất tập trung người dùng khi đang tương tác với nội dung chính.
Ngoài ra cũng cần hạn chế số lượng quảng cáo gây phiền toái, chẳng hạn như quảng cáo tự động phát âm thanh hoặc quảng cáo che kín nội dung.
Tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả cho doanh nghiệp du lịch
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến tỷ lệ thoát trang và những biện pháp giúp tối ưu chỉ số bounce rate ở mức cao nhất mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Áp dụng những chiến lược này sẽ hỗ trợ quá trình tối ưu hóa hiệu suất trang web và duy trì người dùng trên trang lâu dài.