chia sẻ:

Bật mí các loại chi phí làm website mà các doanh nghiệp du lịch nên biết

Cập nhật 16.01.2024 | Sale & Marketing

Khi xây dựng website cho doanh nghiệp du lịch, yếu tố đầu tiên mà bất kỳ ai cũng quan tâm đó chính là chi phí làm website bao gồm những gì ? Chi phí là bao nhiêu ? Đây không chỉ là một vấn đề cơ bản mà còn là yếu tố quyết định đối với quyết định xây dựng một trang web chất lượng. Vì vậy hãy cùng VietISO khám phá những thông tin chi tiết trong bài viết này!

Bật mí các loại chi phí làm website mà các doanh nghiệp du lịch nên biết

1. Chi phí thuê, mua hosting

Một trong những loại chi phí làm website mà bạn phải tính đến đó chính là chi phí thuê hoặc mua hosting website. Chi phí hosting là chi phí mà bạn phải bỏ ra hàng tháng hoặc hàng năm để lưu trữ các tệp, dữ liệu liên quan đến trang web của bạn.

Ở Việt Nam, chi phí hosting thường nằm trong khoảng vài trăm nghìn đồng đến một triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của trang web.

Mức giá này có thể dao động tùy thuộc vào mức độ tài nguyên bạn cần sử dụng, bao gồm băng thông, dung lượng lưu trữ, và các tính năng bảo mật nâng cao.

2. Chi phí mua, duy trì tên miền

Khoản chi phí làm website mà bạn phải xem xét tới đầu tiên đó chính là chi phí cho tên miền. Để sở hữu một địa chỉ duy nhất trên internet, bạn sẽ phải chọn một tên miền phù hợp và đăng ký tên miền cho trang web của mình. Chi phí này thường bao gồm cả phí ban đầu để đăng ký và chi phí duy trì hàng năm.

Hiện nay ở Việt Nam đang có 4 loại tên miền phổ biến chính là: .vn, .com..net,.org. Tùy thuộc vào loại tên miền mà bạn đăng ký mà mức giá có thể khác biệt, thường thì tên miền có đuôi .vn và .com thường có mức giá cao hơn. Tuy nhiên mức chi phí cho tên miền thường dao động từ vài trăm ngàn cho tới một triệu cho mỗi năm.

3. Chi phí thiết kế website

Một trong những chi phí làm website quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua là chi phí xây dựng nội dung website. Chi phí thiết kế website bao gồm tất cả các công việc cần thiết để tạo ra giao diện, trải nghiệm người dùng và cấu trúc trang web. Giá trị của chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng và kinh nghiệm của đội ngũ thiết kế.

Nếu trang web của bạn yêu cầu các chức năng đặc biệt như cổng thanh toán, hệ thống đăng nhập thành viên, hoặc tích hợp dữ liệu từ bên ngoài thì chi phí này sẽ tăng lên. Các chức năng phức tạp thường có chi phí thiết kế cao, do đó có những dự án có thể lên đến hàng trăm triệu đồng vì những yêu cầu thiết kế những tính năng đặc biệt và đòi hỏi độ phức tạp cao.

Chi-phi-lam-website

Một trong những chi phí làm website quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua là chi phí xây dựng nội dung website

4. Chi phí bảo trì

Ngoài chi phí thiết kế website, một phần quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét là chi phí bảo trì website để đảm bảo hiệu suất hoạt động liên tục và ổn định. Đặc biệt là khi doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật riêng, việc thuê dịch vụ bảo trì và quản trị website trở nên cực kỳ quan trọng.

Nếu trang web của bạn tích hợp nhiều tính năng, ứng dụng hoặc cần phải cập nhật thường xuyên, chi phí bảo trì có thể tăng lên. Các dịch vụ bảo trì thường bao gồm các hoạt động như cập nhật phiên bản phần mềm, kiểm tra bảo mật, sao lưu dữ liệu, và hỗ trợ kỹ thuật.

Đối với doanh nghiệp, việc đầu tư vào chi phí bảo trì website không chỉ giúp duy trì hiệu suất mà còn đảm bảo an toàn thông tin, giảm rủi ro mất dữ liệu, và tăng trải nghiệm người dùng. Hiện nay trên thị trường mức giá trung bình để bảo trì website thường dao động từ 2.000.000 - 5.000.000đ/năm, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

5. Các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh

5.1.Chi phí tạo content

Khi xây dựng một trang web bán hàng, một trong những chi phí làm web quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua là chi phí xây dựng nội dung website. Nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành trang web và nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và định vị của doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm Google. Chi phí xây dựng nội dung sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu trang web chỉ kinh doanh một loại sản phẩm, chi phí có thể được tính theo gói bài viết, hình ảnh theo tháng hoặc theo năm.

5.2. Chi phí SEO website

SEO cho website ngày càng trở thành một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Chi phí SEO bao gồm việc tối ưu hóa nội dung trang web như điều chỉnh từ khóa, cấu trúc trang, viết nội dung chất lượng để google đánh giá cao trang web. Ngoài ra, chi phí SEO có thể bao gồm cả chiến lược backlinking và  thể biến động tùy thuộc vào quy mô và mức độ cạnh tranh của ngành.

Việc đầu tư đúng mức vào chiến lược SEO có thể đảm bảo rằng trang web của bạn được tối ưu hóa tốt nhất để thu hút lượng lớn và chất lượng người truy cập, từ đó cải thiện sự thành công của doanh nghiệp trực tuyến.

5.3. Chi phí chạy quảng cáo

Chi phí chạy quảng cáo là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị trực tuyến và có thể chiếm một phần đáng kể trong ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp.

Trên Google Ads, chi phí quảng cáo thường phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh cho từng từ khóa và vị trí quảng cáo. Nhìn chung, các từ khóa phổ biến và có mức độ cạnh tranh cao thường đòi hỏi chi phí lớn để xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này càng trở nên quan trọng khi nói đến chi phí làm website, vì việc quảng cáo để thu hút sự chú ý đối với từ khóa liên quan đến việc tạo và phát triển trang web cũng sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh tương đối cao.

Đối với quảng cáo trên Facebook, ngoài các yếu tố như đối tượng mục tiêu và nội dung, còn có những yếu tố khác như ngành hàng, thời điểm chạy quảng cáo, và chất lượng Fanpage. Việc quảng cáo trong các ngành hàng cạnh tranh cao hoặc vào các khoảng thời gian đặc biệt có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Cac-chi-phi-lam-website

Chi phí chạy quảng cáo là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị trực tuyến

Kết luận

Trong việc xây dựng website cho doanh nghiệp du lịch, việc hiểu và quản lý chi phí làm website là quan trọng. Chi phí bao gồm hosting, tên miền, thiết kế, bảo trì, nội dung, SEO, và quảng cáo. Việc đầu tư hợp lý vào các khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp du lịch thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị trực tuyến.