chia sẻ:

Bạn nên chi bao nhiêu cho việc phân phối tour và các sản phẩm du lịch?

11.10.2016 | Sale & Marketing

Để có được những booking tour và các dịch vụ du lịch, bạn cần phát triển chiến dịch phân phối để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng tiềm năng. Để thực hiện chiến dịch này, bạn cần hợp tác với một đơn vị giúp bạn bán hàng dựa trên một mức hoa hồng để duy trì doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, việc quyết định tổng số hoa hồng chi cho một đơn vị bán hàng cần phải được tính toán một cách khéo léo và hợp lý.

Dưới đây là gợi ý giúp bạn đưa ra một mức hoa hồng hợp lý cho đơn vị bán hàng của bạn.

Bạn nên chi bao nhiêu cho việc phân phối tour và các sản phẩm du lịch?

Tại sao công ty du lịch nên chi trả hoa hồng? 

Hoa hồng là một khoản phí mà bạn chi cho những nhà phân phối hoặc những bên bán hàng giúp bạn quảng bá và bán các dịch vụ du lịch. Một khoản hoa hồng giúp khích lệ các đơn vị giúp bạn bán tour và các dịch vụ du lịch cho khách hàng tiềm năng.

Tại sao bạn nên hợp tác với các đơn vị bán hàng? Vì những đơn vị bán hàng – những người có nhiều kinh nghiệm marketing hơn bạn - sẽ giúp việc quảng bá và giới thiệu các tour và dịch vụ mà bạn cung cấp tới khách hàng tiềm năng dễ dàng và hiệu quả hơn. Công việc của họ đó là quảng bá và giới thiệu các sản phẩm du lịch tới thị trường phù hợp và đông đảo dù là online hay offline. Việc hợp tác với các đơn vị này cũng có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận, ví dụ như giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới các nước khác trên thế giới. 

 

 

Vì vậy, dù rằng bạn sẽ chi một khoản phí cho việc quảng bá và giới thiệu các sản phẩm du lịch của công ty, hãy nghĩ về việc bạn sẽ mất đi bao nhiêu lợi nhuận khi bạn quyết định không bỏ ra một khoản hoa hồng nào. 

Bạn nên chi cho các bên bán hàng bao nhiêu phần trăm hoa hồng?

Bạn sẽ chi hoa hồng cho bất cứ đại lý nào khiến khách hàng của bạn đặt các tour và dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu khách hàng của bạn đặt tour qua một OTA, bạn sẽ phải chi trả hoa hồng cho OTA đó. Nếu khách hàng đặt qua một đại lý du lịch, bạn sẽ phải chi hoa hồng cho đại lý du lịch đó.

Thông thường, những đại lý du lịch thường lên lịch trình và sắp xếp toàn bộ kỳ nghỉ cho khách hàng của họ. Họ sẽ giao cho người bán tour tìm tour và những dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Nhân viên bán tour sẽ liên lạc với công ty tour inbound để tìm được nhà cung cấp tour và dịch vụ phù hợp. Khi bạn là một  trong những nhà cung cấp được họ lựa chọn, bạn sẽ phải chi cho họ một khoản hoa hồng với booking mà bạn nhận được. 

Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo để đưa ra tỷ lệ hoa hồng hợp lý cho công ty mình: 

1. Đại lý du lịch: 10% - 20% trên giá bán lẻ

Ngày nay, các đại lý du lịch thường là đối tác của các công ty lớn trong việc sắp xếp một kỳ nghỉ cho nhân viên của họ.

Đại lý du lịch sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị những thứ cần thiết cho nhóm du lịch và đưa ra hành trình tour cho nhóm tour. Với khoản hoa hồng mà bạn dành cho các đại lý du lịch, những đại lý này sẽ đặt các tour và dịch vụ mà bạn cung cấp thay vì một công ty khác. 

2. Nhân viên bán tour: 25% - 30% trên giá bán lẻ

Những nhân viên bán tour kết nối những nhà cung cấp đơn lẻ với người điều hành tour, cung cấp những tour du lịch trọn gói bao gồm những chuyến bay, khách sạn và các tour của bạn.

Khi hợp tác với các đại lý du lịch, họ quảng bá các tour trọn gói mà họ cho rằng sẽ thu hút khách hàng của các đại lý.

Vì vậy, phí hoa hồng được tính bởi một nhân viên bán tour sẽ khác nhau giữa các nhà cung cấp. Nó cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn muốn quảng bá sản phẩm và dịch vụ nội địa hay quốc tế.

 

 

3.  Những công ty tour inbound: 25% - 30% trên giá bán lẻ

Những công ty tour inbound đặt tại quốc gia bạn và nỗ lực kết nối với các nhà cung cấp trong nước với những khách hàng ở nước ngoài. Nó có thể là những nhân viên bán tour, các đại lý du lịch hoặc thậm chí là những người lên kế hoạch.

ITO có thể tùy chỉnh các gói du lịch theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tạo ra một hành trình bao gồm khách sạn, tour, phương tiện và thậm chí là bữa ăn. Họ cũng có thể thực hiện xác nhận booking và thanh toán thay khách hàng.

4. Đại lý du lịch online: 15% - 20% trên giá bán lẻ

Những đại lý du lịch online như Viator và Musement đang ngày càng phát triển vì ngày càng có nhiều khách hàng và nhà cung cấp biết tới họ. Trong một khảo sát gần đây, chúng tôi phát hiện ra rằng đa số các nhà cung cấp luôn sẵn sàng chi không hơn 15% hoa hồng để quảng bá qua OTA, họ thường ưu tiên mức trung bình dưới 20%.

 

 

Nhưng chúng là tiêu chuẩn mới và nếu doanh nghiệp của bạn không có một website hoặc hệ thống booking và thanh toán online, việc bán tour online sẽ trở nên thật sự khó khăn. 

5. Hoa hồng phụ thêm: 2% - 3% trên giá bán lẻ

Hoa hồng phụ thêm là tỷ lệ hoa hồng phụ bạn chi cho những nhà phân phối nhất định để khuyến khích họ quảng bá các tour của bạn. Tất nhiên tỷ lệ hoa hồng này hoàn toàn tùy thuộc vào bạn và bạn có quyền sử dụng nó như một công cụ bất cứ khi nào bạn thích.

Tính toán tỷ lệ hoa hồng như thế nào?

Giá thực = Tất cả chi phí + Tỷ lệ lợi nhuận 

Đây là tổng số hoa hồng bạn chi cho các nhà phân phối, trước khi họ thêm phí hoa hồng vào giá cuối cùng. Giá thực của bạn cần dựa trên chi phí cố định và có thể thay đổi cũng như tỷ lệ lợi nhuận của bạn.

Phí suất gộp = Giá thực + Tỷ lệ hoa hồng

Phí suất gộp là giá cuối cùng khách hàng phải chi trả bao gồm tiền hoa hồng phân phối. Tỷ lệ hoa hồng thường được tính theo phần trăm, cũng được biết như một tỷ lệ gia tăng.

Vì vậy, nếu tỷ lệ hoa hồng là 30% và giá thực là $150, dưới đây là cách tính giá cuối cùng:

Phí suất gộp ban đầu (100%) = Giá thực (70%) + Tỷ lệ hoa hồng (30%)

Phí suất gộp (100%) = $150 (70%) + Tỷ lệ hoa hồng (30%)

Vậy, Phí suất gộp (100%) = $150/70% = $21

Cải thiện chiến dịch phân phối như thế nào? 

1. Thử nghiệm với những nhà phân phối khác nhau

Mỗi nhà phân phối sẽ giúp bạn tiếp cận một thị trường khác nhau, trong nước hoặc quốc tế. Hãy đóng gói sản phẩm của bạn để đáp ứng những yêu cầu của nhà phân phối bạn muốn hợp tác và theo dõi kết quả theo quý. Bạn có thể tính toán trong một năm những nhà phân phối nào hỗ trợ công ty bạn tốt nhất. 

2. Sử dụng một hệ thống booking với bản thống kê trực tiếp

Một hệ thống booking với bản thống kê trực tiếp sẽ cho phép các nhà phân phối và khách hàng từ OTA nhìn thấy những sản phẩm có sẵn tại bất kỳ thời điểm nào và tùy chỉnh sản phẩm có sẵn của bạn bất cứ khi nào một booking được tạo ra. Với bản thống kê trực tiếp, bạn tránh được việc phải nhập nhiều dữ liệu, những lỗi không đáng có và tránh được thất thoát.

 

 

3. Quản lý các kênh phân phối của bạn với hệ thống booking được tích hợp

Một hệ thống booking được tích hợp với các tính năng sẽ giúp những bên bán hàng của bạn đặt tour và dịch vụ trực tiếp trong hệ thống, thêm vào đó bạn sẽ không phải làm việc quá nhiều qua điện thoại hay email. Bạn cũng có thể tùy chỉnh tỷ lệ hoa hồng để chi cho mỗi bên bán hàng, cho phép bạn theo dõi hiệu suất của họ.