chia sẻ:

6 yếu tố quan trọng nhất để khách hàng yêu thích website của bạn

05.06.2017 | Sale & Marketing

Trong thời đại công nghệ thông tin, rất hiển nhiên, website là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Website chính là bộ mặt, điểm tiếp xúc đầu tiên cũng như cầu nối giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp. Thế nhưng, hiện nay, đang có bao nhiêu website giữ chân được khách hàng và hoạt động hiệu quả? Vậy phải làm như thế nào? Hãy lưu ý 6 yếu tố dưới đây để hấp dẫn nhiều khách hàng yêu thích website của bạn.
6 yếu tố quan trọng nhất để khách hàng yêu thích website của bạn

Tốc độ

Một website tân tiến cần phải được thiết kế tương thích với các phiên bản trình duyệt hiện đại. Không chỉ là một website “sạch” hơn mà còn phải tạo những trải nghiệm người dùng tốt hơn, các chức năng website cũng cần được cải thiện và nâng cấp tối đa. Một trong những điều quan trọng nhất tăng trải nghiệm người dùng, đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần chính là tốc độ website. Bạn có biết rằng hơn 40% người dùng sẽ thoát trang nếu tốc độ load nhiều hơn 3 giây?

 

 

Một website quá chậm sẽ cản trở và gây ức chế cho người dùng. Trong cuộc sống bận rộn như hiện nay, bất kỳ ai cũng đều ghét phải chờ đợi, một khi đã ghét thì còn ai có thể tiếp tục tìm hiểu và mua hàng tại website của bạn. Do đó tối ưu hóa tốc độ trang web luôn là ưu tiên hàng đầu và phải được cải thiện liên tục. Tốc độ load web chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mạng Internet, cài đặt, phần cứng, plugin,… và đặc biệt là thiết kế website. Các thiết kế càng nhiều tính năng càng làm chậm quá trình tải trang.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số chi tiết tưởng nhỏ nhưng cũng khiến website chậm đi đáng kể như hình ảnh, video, nội dung,… Cần phải nén, giảm dung lượng trước khi upload lên website. Website treo quá nhiều quảng cáo cũng khiến khó khăn hơn khi tải. Tóm lại, chỉ thiết kế và thêm những tính năng thật cần thiết, còn không càng tối giản website load càng nhanh.

>> Xem thêm: 7 tip tối ưu hóa hiệu quả website du lịch

Responsive

Chắc không cần nói quá nhiều về sự cần thiết của yếu tố này, khi tính đến tháng 2 năm 2017, thiết bị di động chiếm 49,74% lượt truy cập các trang web trên toàn thế giới. Sử dụng di động ngày càng phổ biến và tăng trưởng mạnh trong các hoạt động đời sống. Thương mại di động đang phát triển vượt bậc khi doanh thu toàn cầu dự báo sẽ tăng, theo ước tính năm 2016 đạt hơn 170 tỷ đô la Mỹ nhưng sẽ tăng lên gần 694 tỷ vào năm 2019. Khoảng 50% người dùng từ desktop hoặc laptop chuyển smartphone và ipad để mua sắm vì thuận tiên và 46% lựa chọn nền tảng di động để tiết kiệm thời gian.

 

 

Do đó, website bắt buộc phải được thiết kế tương thích với các thiết bị di động ở mọi nền tảng, nếu doanh nghiệp còn muốn tiếp tục phát triển. Sẽ thật là trải nghiệm khủng khiếp khi lướt một website mà phải chờ đến hàng phút, text quá nhỏ để đọc, ngón tay thì quá to so với các nút CTA,… Bạn biết điều gì sẽ xảy ra không? Chắc chắn rồi, sẽ không có ai nán lại trang web của bạn cả, họ sẽ thoát ngay lập tức và không bao giờ quay trở lại nếu còn tiếp tục phải trải nghiệm những điều kinh khủng như vậy.

Điều này, đồng nghĩa với việc mất hết khách hàng tiềm năng cũng chính là doanh thu và lợi nhuận mà đáng lẽ doanh nghiệp bạn có thể nhận được nếu sở hữu một website responsive. Hơn thế nữa, công sức tăng thứ hạng SEO của bạn sẽ hoàn toàn vứt đi, bởi Google không hề ưa thích các website không thân thiện với mobile, thậm chí website của bạn có thể sẽ bị phạt, bởi tỷ lệ thoát trang quá nhiều,…. khi chỉ trong một thời gian ngắn tới thôi, Google sẽ triển khai index mobile toàn thế giới.

Tính thẩm mỹ

Rõ ràng, website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là ấn tượng của khách hàng, vì vậy, giao diện web cũng trở thành một trong những yếu tố quyết định xem khách hàng có yêu bạn hay không. Con người ai cũng yêu cái đẹp. Khi khách hàng đi mua sắm ở bên ngoài, trước khi xem xét đến chất lượng hay giá cả, ấn tượng đầu tiên của họ chính là phong cách thiết kế, trang trí của cửa hàng này như thế nào.

 

 

Không một ai còn hứng thú tìm hiểu sản phẩm, nếu cửa hàng trông lộn xộn, bẩn thỉu, màu sắc lung tung. Website cũng như vậy, giao diện chính là cánh cửa, là điểm thu hút ánh nhìn của khách hàng, chính vì vậy tính thẩm mỹ là điều quan trọng, thiết kế phải đẹp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khách hàng thông qua việc website như thế nào để quyết định xem có mua hàng hay không, doanh nghiệp có tin cậy hay không. Khi sự thân thiện và uy tín của trang web tăng, khả năng kinh doanh cũng tăng theo.

Hơn nữa, người dùng 1 ngày phải lướt quá nhiều các trang web khác nhau, mà trang nào cũng giống trang nào thì quả thật rất nhàm chán. Chính vì vậy, khi có suy nghĩ xây dựng 1 website, bạn cần phải suy nghĩ đến ngay tính thẩm mỹ giao diện từ màu sắc, logo, bố cục,… sao cho vừa sáng tạo, độc đáo, vừa phù hợp với thị hiếu của khách hàng tiềm năng hướng tới cũng như văn hóa của doanh nghiệp.

Font chữ

“Legibility” là khả năng cho nhận diện và phân biệt các ký tự chữ và từ một cách dễ dàng. Hai yếu tố khác có thể khiến cho nội dung website dễ đọc là khoảng cách dòng và kích thước chữ. Sử dụng khoảng trống phù hợp giữa các ký tự riêng biệt được gọi là tracking hoặc kerning, có thể khiến cho văn bản dễ đọc hơn. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng kích thước chữ nên lớn hơn 12 sẽ dễ đọc, có thể là 16 với số lượng chữ lớn.

 

 

Ngoài ra, font chữ cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Theo như một nghiên cứu của các nhà khoa học MIT (PDF) đã phát hiện ra rằng việc sử dụng một font chữ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của một người cũng như khả năng lưu giữ thông tin về mặt nhận thức của người đó khi truy cập vào website. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn thận và chính xác để cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế website chuẩn SEO

Khoảng trắng

Chỉ bởi vì bạn có nhiều khoảng trắng trên màn hình, không có nghĩa là bạn có thể sử dụng tất cả. Khoảng trắng thường không được coi trọng, đây là không gian không chứa hình ảnh, nội dung hay bất kỳ yếu tố thị giác nào khác. Khoảng trắng không có nghĩa là màu trắng, mà phụ thuộc vào màu nền mà designer thiết kế. Có một nguyên tắc kích thích thị giác trong thiết kế gọi là “less is better” (ít hơn là tốt hơn), có nghĩa chúng ta thường có xu hướng nhìn vào những vị trí thông thoáng và nhẹ nhàng.

 

 

Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên tắc này, khi khách hàng nhìn vào 1 thiết kế website, họ có thể nói “ồ, có rất nhiều không gian đang lãng phí”, hoặc “hãy thêm cho tôi một hình ảnh vào phần trắng này”,… Như vậy là hoàn toàn sai lầm. Bởi khi sử dụng khoảng trắng trên website một cách hài hòa và hợp lý sẽ giúp cải thiện khả năng dễ đọc – hiểu lên 20%. Khoảng trắng có thể làm tăng hoặc giảm sự rõ ràng của website, tạo một không gian thoáng, giúp người truy cập phân biệt được dễ dàng ranh giới giữa các thành phần.

Ngoài ra, khoảng trắng cũng chính là một cách hữu ích để thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người dùng, khiến họ không xao nhãng và phân tâm vào những phần không quan trọng trên một website. Như vậy, biết lợi dụng khoảng trắng một cách hợp lý sẽ giúp bạn đưa thông tin rõ ràng đến khách hàng nổi bật hơn và điều hướng người dùng theo dụng ý của mình dễ dàng nhất.

Điển hình hãy nhìn cách Google thiết kế giao diện của mình. Mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào là cung cấp trải nghiệm người dùng tốt để gia tăng doanh số. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ, hình thành ý tưởng ngay từ đầu, phân tích và bố trí hợp lý nhất các thành phần trên website, từ đó áp dụng khoảng trắng một cách hợp lý nhất.

Điều hướng



Điều hướng của bạn càng đơn giản càng tốt. Đặt điều hướng quá nhiều, lung tung có thể khiến khách hàng bị nhầm lẫn, lộn xộn, không xác định chính xác trang họ cần đến. Như vậy, không những không giữ chân được khách hàng mà còn khiến họ thoát nhanh hơn. Đặt điều hướng đơn giản, chỉ cần 1, 2 click chuột là đến được mục tiêu, sẽ gia tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng cũng như khiến họ cảm thấy thoải mái, tiện lợi. Thay vì đặt điều hướng ở tất cả các trang hãy đặt ở một số trang quan trọng có lượng traffic cao hay các nút CTA. Một điều hướng trang web tốt là chìa khóa chính trong việc xác định hiệu quả của website.

Nguồn: Entrepreneur