chia sẻ:

Làm thế nào để Sales và Marketing hợp tác thành công?

06.04.2018 | Sale & Marketing

Trong quá trình tìm hiểu kiến thức phục vụ cho việc làm Digital Sales, tác giả thấy rằng Sale và marketing vốn đã có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với nhau. Nhưng đây cũng lại là hai khâu hay phát sinh mâu thuẫn nhất. Lượn một vòng trên Google thì cũng không được nhiều tài liệu cho tác giả một cái nhìn thực tế của hai bạn này. Cái nhìn thực tế không phải là ngồi phân định marketing khác sales chỗ nào, mà là làm sao để người làm sales và marketing hợp tác? Để các công ty có sản phẩm mới, tốt nhưng ít tiền hoặc chưa có background triển khai marketing có thể cân đối được giữa sale và marketing? Làm sao để tôi – với vị trí chủ doanh nghiệp biết được thời điểm này nên đầu tư cho hoạt động nào?…
Làm thế nào để Sales và Marketing hợp tác thành công?

Đây toàn là những câu hỏi lớn cần nhiều thời gian nghiên cứu mới trả lời được, vậy nên bài này tác giả xin phép note lại vài ý gọi mình cho là hay hay, chất lượng để chúng ta cùng tham khảo. Biết đâu được những gợi ý này lại có thể giúp được một bạn Team Leader nào đó trong việc giải quyết xung đột, một anh chị nào đó đang có một cái business hay ho có thêm cách làm, hoặc đơn giản, bạn trẻ đang băn khoăn giữa làm sales và marketing có được câu trả lời.

1. Làm sao để sale và marketing không xung đột quyền lợi với nhau?

Sale thì luôn cho rằng Marketing chỉ chuyên đi “đốt tiền”, còn họ tự vỗ ngực mình lại là người mang tiền về cho công ty. Ngược lại, Marketing luôn chỉ trích Sale truyền sai thông điệp sản phẩm với khách hàng khi đi bán, chỉ vì mong muốn đảm bảo doanh số Sale luôn đánh vào tâm lý mong hàng giá rẻ mà hứa hẹn với khách hàng nhiều ưu đãi đôi khi công ty không thể thực hiện. Điều này vô hình trung ảnh hưởng đến định vị sản phẩm và gây nhiều hậu quả không tốt cho thương hiệu… Còn nhiều, nhiều nữa lý do mà họ không ưa nhau. Và cứ như vậy, xung đột giữa Sale và Marketing ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đứng trên góc độ của một người tư vấn thì những mâu thuẫn giữa Marketing và Sale hiện hữu thường xuyên, rõ ràng và là vấn đề chung của bất cứ công ty, tổ chức nào. Do mindset và skillset khác nhau giữa 2 nhóm mà hiện tượng xung đột này được coi như một vấn đề tự nhiên của doanh nghiệp.

Bên Marketing quan tâm đến những cái vô hình được quy ra chỉ số như thương hiệu, mức độ tác động của thương hiệu đến khách hàng, công ty… họ có cái nhìn dài hạn trong khi mindset của Sale là tiền, lượng hàng, lượng nhà cung cấp… những thứ hữu hình và đặt dưới cái nhìn ngắn hạn hơn. Vì thế, xung đột là không tránh khỏi và ta phải học cách sống chung đồng thời tìm cách hạn chế nó.

2. Một vài gợi ý để Sale và Marketing trở nên hoà hợp 

Cách 1 chính là đào tạo nội bộ. Có nghĩa là Marketing và Sale phải được đào tạo để hiểu được công việc là quy trình (process) của nhau. Thay vì việc chờ đợi 1 môi trường không có mâu thuẫn giữa 2 nhóm này thì hãy chủ động tạo ra 1 môi trường hợp tác để cùng thích nghi. Tại vì khi hai bên đã hiểu quy trình của mỗi bên, họ sẽ thấy lấp được khoảng trống của sự khác biệt và đạt mục tiêu doanh số.

Cách 2 là để người team marketing cùng đi sale để hiểu tiếng nói của người đi sale cũng như tiếng nói của thị trường, đồng thời mời bộ phận sale tham gia các buổi họp của marketing không chỉ giúp người đi sale biết được quan điểm và mục đích của marketing mà còn đưa thực tế vào trong quá trình xây dựng kế hoạch.Như vậy, 2 bên có thể thảo thuận để có tiếng nói chung và theo đó là đạt được chỉ số kinh doanh tốt đẹp cho công ty.

Cách 3 dồn hai nhóm lại thành một. Bởi vì khi ở cùng một phòng (ví dụ phòng thương mại), các thành viên sẽ có xu hướng hỗ trợ bao bọc, góp ý và giải quyết vấn đề cho nhau thay vì ngó sang phòng bên thấy có gì không hợp lý là chỉ trích và đổ lỗi. Đặc biệt phương án này không có chỗ nào để chúng ta đổ lỗi nữa.

3. Sau cùng, mọi thứ cũng sẽ phải bắt đầu từ mối quan hệ người – người

Chẳng biết tự bao giờ mà có một sự phân định “ngầm” giữa Marketing và Sales trong đó Marketing luôn tự xem mình là high-class hơn. Thế nhưng Marketing quên mất một chuyện, là cái touch point quan trọng nhất để chuyển tải đầy đủ các nội dung về công ty, thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm, chất lượng dịch vụ lại chính là những ông Sales ngoài chợ kia. Trong khi đó, những ông Sales, vì cắm đầu chạy theo doanh số nên quên mất một chuyện : bản thân mình cũng là 1 đại sứ của thương hiệu. Khách hàng có thể bị truyền thông mê hoặc nhưng khi tiếp xúc với đại sứ của thương hiệu, suy nghĩ của họ sẽ bị chi phối thêm 1 lần nữa nếu như người đại sứ thương hiệu làm tốt vai trò của mình. Thay vì chỉ cốt bán cho xong hàng, người Sales chịu khó chăm lo thêm hình ảnh của mình cho sáng sủa, giao tiếp với khách hàng thật chuyên nghiệp, chân tình và phục vụ khách hàng thật tốt, họ sẽ giúp ấn tượng về thương hiệu được nhân đôi trong lòng khách hàng. Trong ngành của mình, chúng tôi thường có một phần huấn luyện về thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty cho Sales vì điều này rất quan trọng, nhất là khi sản phẩm mình bán lại là sản phẩm vô hình và vòng đời kéo dài đến hàng chục năm. Phải làm sao mỗi người Sales cũng là 1 chuyên gia Marketing thì như thế hiệu quả truyền thông mới gọi là phát huy hết mức. Hãy quên đi câu chuyện bạn có thể chi phối mindset người tiêu dùng bằng các “thủ đoạn truyền thông” . Cuộc sống này vốn đã quá nhiều thứ để người tiêu dùng quan tâm rồi. Sau cùng, mọi thứ cũng sẽ phải bắt đầu từ mối quan hệ người – người.

>> Xem thêmThời điểm bạn cần xoay chuyển chiến lược bán hàng của mình

Nguồn: Ybox.vn