chia sẻ:

Kinh doanh Du lịch trực tuyến - Có Website mà vẫn "ế hàng"

Cập nhật 27.03.2021 | Sale & Marketing

Website được xem là kênh tiếp thị hàng đầu của nhiều Doanh nghiệp Du lịch hiện nay. Nó phù hợp với xu hướng thị trường, xu hướng khách hàng và xu hướng tiếp thị hiện đại. Điều này khiến nhiều Doanh nghiệp “làm cho có” để theo kịp cộng đồng, và tất nhiên hệ quả của việc đầu tư cho có sẽ là tốn tiền nhưng vẫn “ế hàng”.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho bạn nguyên nhân do đâu và hướng dẫn để cải thiện tình trạng này.
Kinh doanh Du lịch trực tuyến - Có Website mà vẫn "ế hàng"

Đầu tiên, Khách hàng có biết tới địa chỉ Website của bạn không?

Gia tăng lưu lượng truy cập là việc làm quan trọng hàng đầu để bạn tối đa hóa doanh số bán hàng trên website.

Hãy dành một phút để nhớ lại bạn có cung cấp và public địa chỉ Website du lịch của mình tới tất cả Khách hàng hay không. 

Bằng cách gia tăng nhận diện địa chỉ của trang web trên nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau, thông tin này sẽ dần được khách hàng ghi nhớ. Và khi khách hàng cần tư vấn khi mất contact hoặc mua trực tiếp dịch vụ, họ chỉ cần lên Google search 1s là xong. Điều này cũng giúp hình thành thói quen đặt dịch vụ trực tuyến (booking online) và thanh toán trực tuyến (payment online), tiết kiệm tối đa thời gian cho các việc làm thủ công.

Một số kênh và địa chỉ để bạn tăng cường độ phủ sóng cho địa chỉ website:

    + Danh thiếp

    + Ảnh bìa Fanpage

    + Mạng xã hội: Facebook, instagram, tiktok, youtube, zalo...

    + Profile, Catalogue

    + Phiếu Voucher, standee, phông, phướn quảng cáo

    + Phiếu báo giá, chương trình Tour

    + Chữ ký email, email automation

    + Quà tặng sau khi đi tour: mũ, áo...

gia-tang-nhan-dien-cho-website

Gia tăng độ nhận diện của Website giúp tăng tỷ lệ truy cập của người dùng.

Oh! Sản phẩm được update vào Tháng 3 năm ngoái

Truy cập khu vực quản trị Website du lịch của bạn và chia sẻ cho chúng tôi biết, lần cập nhật thông tin sản phẩm cuối cùng là khi nào? 

Cập nhật ở đây có thể chỉ là thay đổi ảnh đại diện, danh sách ảnh đi tour, nội dung chương trình tour hay đơn giản là đảo ngược 1 tiêu đề bài viết. 

Nếu như làm tốt việc ghi dấu website với khách hàng trong khi đó lại mang tới cho họ những điều cũ rích và nhàm chán. Vậy thì tôi chắc rằng đến bạn cũng không muốn truy cập website của mình nữa.

Một số Tips để bạn cải thiện và duy trì sức hút Website du lịch của mình:

    + Thay đổi chủ đề cho trang web vào mỗi sự kiện lớn. VD: Một chiếc banner đỏ rực rỡ cho dịp Giáng sinh, Hình ảnh con sóng nhẹ ở phía trước mỗi thẻ heading trên trang chủ khi vào hè…

    + Cập nhật bài viết Blog ít nhất 3 lần 1 tuần

    + Thay mới hình ảnh cho mỗi danh mục sản phẩm. VD: Sử dụng hình ảnh của chuyến đi gần đây vào chương trình Tour.

    + Phát triển nội dung có ý nghĩa, ngắn gọn và súc tích

    + Thu  thập đánh giá của khách hàng trên website

    + Nên cập nhật xu hướng thiết kế website theo chu kỳ 3 năm 1 lần...

Nội dung trên website có thật sự hấp dẫn?

Nội dung tốt sẽ mang lại giá trị kép cho Doanh nghiệp. Nó vừa là mục tiêu truy cập của người dùng, gây ấn tượng, giữ chân người dùng ở lại lâu trên website và vừa là yếu tố để bot Google đánh giá trước khi xếp hạng trang web lên Top tìm kiếm.

Dạo Google 1 vòng, bạn sẽ thấy có vô vàn hướng dẫn để tạo nội dung hấp dẫn và tất nhiên không có quy chuẩn chính xác nào cho việc này bởi nội dung mang tính chất sáng tạo. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng 3 bước dưới đây để đảm bảo chất lượng của nội dung:

1. Tìm chủ đề

Trước khi bạn bắt đầu thu thập ý tưởng tuyệt vời cho bài đăng trên website du lịch của mình, hy vọng bạn đã xác định được chiến lược tiếp thị của mình. Nghía sơ qua một chút, Du lịch là một ngành dịch vụ đặc thù, tuy nhiên đây lại là mảnh đất màu mỡ để sáng tạo nội dung bởi thiên hướng của người đọc thường tập trung vào: Điểm đến - Dịch vụ (Tour, Khách sạn, Vé máy bay…) - Hoạt động.

huong-dan-viet-blog-dulich

Có rất nhiều cách để tìm kiếm ý tưởng cho bài viết, nhưng làm sao để luôn luôn có những ý tưởng mới liên tục? Dưới đây là 7 phương pháp bạn có thể áp dụng:

    + Những vấn đề đối tượng mục tiêu đang gặp phải là gì?

    + Brainstorm ý tưởng với các đồng nghiệp trong Team của bạn

    + Xác định các cụm từ quan trọng về chủ đề trong lĩnh vực của bạn

    + Quẳng nó vào các Tool phân tích và khai phá tiếp

    + Xác định thêm các từ khóa biến thể, cụm từ đồng nghĩa (LSI Google)

    + Học và tham khảo từ các đối thủ trực tiếp

    + Lập danh sách các ý tưởng cụm từ có trữ lượng tốt để lên lịch tạo Content

Một số công cụ giúp thu thập ý tưởng: 

    + Google Analytics

    + Webmaster Tools

    + Google Suggest and/or Keyword Planner

    + Ahrefs

    + Buzzsumo

    + Linkedin

    + Quora

    + Customer Surveys

    + Stats from email analytics

    + Reddit or similar forums

    + Social media discussions 

2. Nghiên cứu

Điều đầu tiên cần làm là lên kế hoạch cho bài đăng của bạn, và để làm được điều đó bạn cần thực hiện một số nghiên cứu về những gì đã có ngoài đó và những gì đã làm tốt. 

Ví dụ: tôi đang cần nghiên cứu nội dung cho chủ đề “cẩm nang du lịch Phú Quốc”. Ok! Search cụm từ này lên Google và đây là những gì tôi sẽ tìm thấy tương tự điều mà khách hàng thấy:

Trên đây là các bài viết mà Google cho rằng rất tốt khi trả lời truy vấn của tôi và vì đó dựa trên các liên kết, nội dung, tín hiệu xã hội và số liệu người dùng, bạn có thể đặt cược tất cả các bài đăng này được độc giả của họ đón nhận nó bởi nó có tốt mới nổi lên hàng đầu.

Vì vậy, những gì tôi muốn biết là: những gì các tác giả đã làm đúng và những gì tôi có thể sử dụng trong bài viết của tôi? Tôi sẽ mở các kết quả phù hợp nhất, mà tôi nghĩ là:

    + Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc tự túc 2021 khám phá đảo Ngọc @dulichkhampha24h

    + Du lịch Phú Quốc - Cẩm nang từ A - Z @ivivu

    + Du lịch Phú Quốc tự túc từ A - Z cho người mới @vntrip

    + Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc - Kiên Giang @cungphuot

    + Cẩm nang lần đầu đến Phú Quốc @vnexpress

Tôi có thể tìm kiếm nhiều hơn nếu cần, nhưng đây là một số bài viết tuyệt vời. Nhiệm vụ đầu tiên là chọn ra các chủ đề phổ biến được đề cập. Cụ thể, tôi nhận thấy rằng tất cả hoặc một số trong số họ nói về (không theo thứ tự cụ thể nào):

    + Thời tiết tại Phú Quốc

    + Di chuyển

    + Các điểm đến du lịch tại Phú Quốc

    + Các hoạt động khám phá Phú Quốc

    + Ẩm thực, các món ăn đặc sản, địa chỉ nhà hàng

    + Lưu trú, các khách sạn

    + Quà tặng 

    + Một số lưu ý khi du lịch Phú Quốc

Wow,rất nhiều thứ để tham khảo. Nhưng đây là tất cả những thứ đã làm rất tốt trong việc giúp đỡ những độc giả quan tâm đến chủ đề này, vì vậy tôi cần phải làm gì? 

Bạn tuyệt đối không nên sao chép mọi tiêu đề, tiêu đề phụ và mô tả, nhưng tất cả những điều trên là những điều bạn cần xem xét trong content của chính mình.

3. Viết bài

Một khi bạn có nghiên cứu của mình, đã đến lúc lập kế hoạch và viết bài đăng của bạn. 7 lời khuyên dành cho bạn:

Nếu ai đó tìm kiếm chủ đề bạn đang viết, họ muốn gì?

Điểm quan trọng nhất mà tôi tìm thấy trong nghiên cứu của mình (và hoàn toàn đồng ý với) là bạn cần hiểu ý định của người tìm kiếm:

Content của bạn cần trả lời câu hỏi mà họ đang hỏi (có lẽ là ý định), nếu không thì nó không có giá trị gì với người dùng và do đó không xứng đáng xếp hạng cho cụm từ đó.

Có thể hữu ích khi xem xét một vài cụm từ tìm kiếm mà bài đăng của bạn có khả năng xếp hạng (hoặc bạn muốn xếp hạng) và tự hỏi liệu nó có phục vụ tốt truy vấn tìm kiếm đó không.

Khi bạn đã xem xét người thực hiện tìm kiếm, bạn có thể nhắm mục tiêu giọng điệu và phong cách viết của mình để nói chuyện với người đó. Luôn viết như thể bạn đang viết cho người dùng cụ thể đó chứ không phải cho một đám đông.

Độc giả tìm đến Content của bạn qua những cụm từ nào?

Hãy bắt đầu với Nghiên cứu từ khóa mức đơn giản nhất xuất phát từ chính chủ đề Content của bạn để đưa ra cụm từ khóa quan trọng nhất bạn định sử dụng, sau đó phân tích qua một số công cụ như Ahrefs, Google Adword, Google Search để xác định xem có người dùng có sử dụng cụm từ bạn đưa ra hay cụm từ khác đồng nghĩa.

Nên quan tâm tới những cụm từ có số lượng tìm kiếm trung bình trên tháng cao, đó chính là những cụm từ người dùng sử dụng để tìm kiếm. Xem hướng dẫn sử dụng công cụ Keyword Planner của Google để biết số lượng tìm kiếm trên tháng cho từng keyword cụ thể.

Về định dạng và độ dài 

Để nâng cao tính trải nghiệm của người đọc hay hiểu đơn giản là khiến cho bài viết dễ nhìn hơn, bạn có thể sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng, dấu đầu dòng và định tâm một cách tự do để nhấn mạnh những điểm quan trọng và thêm nhiều khoảng trắng.

Độ dài bài đăng là vấn đề thường gây nhiều tranh luận và tôi nghĩ không có câu trả lời đúng sai. Mặc dù nội dung dài hơn có xu hướng xếp hạng tốt hơn, nhưng đừng sử dụng nó như một cái cớ để lan man; bởi vì bạn cũng cần giữ cho khán giả của bạn sự lôi cuốn.

Hãy để Content của bạn dài hoặc ngắn nhưng lột tả được đủ giá trị đối với độc giả.

Cuối cùng, hãy tối ưu hóa Website

Cho dù bạn đã thuê một nhà tư vấn SEO. Xây dựng website du lịch của bạn luôn thân thiện. Nhưng điều quan trọng là kiểm tra trang web của bạn một cách thường xuyên để đảm bảo rằng tất cả các thông tin bạn đưa vào đều được lưu lượng truy cập chấp nhận. Thúc đẩy chuyển đổi và cung cấp doanh thu. Kiểm tra trang web thường xuyên cũng đảm bảo trang web có thể truy cập và điều hướng cho khách hàng.

thiet-ke-website-du-lich-chuyen-nghiep

Dưới đây là năm bước kỹ thuật quan trọng nhất bạn nên xem xét:

Tối ưu công cụ tìm kiếm

Có rất nhiều kỹ thuật bạn phải làm để đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng nhất có thể. Để tìm và hiểu nội dung trang web của bạn. Mặc dù đơn giản, các yếu tố này có thể có tác động lớn đến khả năng hiển thị trang web của bạn.

Có bốn yếu tố SEO cơ bản trên trang web: thẻ tiêu đề, thẻ mô tả meta, thẻ H1 và thẻ alt.

    + Các thẻ tiêu đề: là liên kết màu xanh hiển thị trong kết quả tìm kiếm, trên các trang web bên ngoài. Và trong các tab trình duyệt. Nói chung, nó định nghĩa tiêu đề của một tài liệu và rất quan trọng cho việc chia sẻ và cho SEO. Cách tốt nhất là thẻ tiêu đề dưới 65 ký tự. Sao cho nó phù hợp với kết quả hiển thị  của công cụ tìm kiếm. Nếu tiêu đề được giữ bằng hoặc dưới 65 ký tự, ước tính có ít nhất 95% nội dung của bạn được hiển thị chính xác.

    + Thẻ mô tả meta: là nội dung bao gồm bên dưới thẻ tiêu đề. Đây là một mô tả ngắn gọn (khoảng 155 ký tự) của nội dung trang. Và là sự tương tác đầu tiên với khách truy cập đến trang web của bạn. Đây một mô tả hấp dẫn mà bạn hy vọng sẽ thu hút khách truy cập nhấp chuột vào website.

    + Thẻ H1: chỉ có một thẻ H1 trên mỗi trang và nó phải giống với tiêu đề trang. Thẻ H1 là câu hỏi mà người dùng có thể tìm kiếm. Và nội dung liên quan là câu trả lời. Tối ưu hóa các câu hỏi của người dùng, ngoài việc thêm các từ khoá phù hợp, sẽ giúp cho vị trí của công cụ tìm kiếm tốt hơn.

    + Thẻ Alt: là những mô tả về nội dung, như hình ảnh, trên trang web. Họ mô tả một hình ảnh khi không thể nhìn thấy. Và các công cụ tìm kiếm dùng chúng để giải mã hình ảnh. Hoặc đưa ra ngữ cảnh cho nội dung tương ứng. Các thẻ Alt nên sử dụng văn bản ngắn gọn, mô tả, có từ khóa. Điều này rất quan trọng để các công cụ tìm kiếm có thể diễn giải đúng cách.

Nội dung trùng lặp

Nếu không được xử lý đúng, trùng lặp nội dung có thể gây tổn hại cho SEO của bạn. Vì, Google thường lọc ra nội dung trùng lặp khỏi kết quả tìm kiếm. Nội dung trùng lặp có thể hiển thị trên trang web của bạn bất ngờ bằng nhiều cách khác nhau.

Liên kết hỏng

Liên kết bị hỏng có thể là một thiệt hại lớn cho trải nghiệm người dùng của bạn. Dẫn đến mất chuyển đổi. Đối với các công cụ tìm kiếm, liên kết bị hỏng là tín hiệu của một trang web chất lượng kém. Điều này có thể được gây ra do đổi tên hoặc di chuyển trang web mà không thay đổi các liên kết nội bộ. Liên kết nội dung đã được di chuyển hoặc xóa, hoặc liên kết đến bên thứ ba đã thay đổi URL.

Thẻ HTML và chỉ số

Dữ liệu từ các thẻ phân tích trên trang web của bạn phải đảm bảo rằng. Mã cho mỗi sản phẩm đều được thêm đúng cách. Để bạn có thể chắc chắn tất cả lưu lượng truy cập website của mình. Kiểm tra trang web thường xuyên sẽ đảm bảo khi bạn thêm nội dung mới vào trang web. Tất cả các trang đều được bảo vệ và phân tích website  chính xác nhất có thể.

Hiệu suất

Hiệu suất trang web của bạn ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách truy cập cũng như thứ hạng của công cụ tìm kiếm của bạn. Về mặt SEO, thì tốc độ trang là một yếu tố được đưa ra để xếp hạng trang. Không chỉ vậy, các công cụ tìm kiếm có ngân sách thu thập dữ liệu nên tốc độ trang chậm có chỉ số ảnh hưởng tiêu cực.

Tóm lại

Trong bối cảnh CMCN 4.0, khi xu hướng hành vi và nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng dần dịch chuyển lên internet thì Website đã, đang và sẽ luôn là kênh tiếp thị số 1 cho Doanh nghiệp Du lịch.

Để gia tăng doanh số từ kênh này là một hành trình khá dài nhưng bền vững. Khi bạn đã tạo được dấu ấn với khách hàng, việc phát triển và tối đa hóa doanh số sẽ không còn là khó khăn nữa.

Hy vọng những Tips mà chúng tôi đưa ra trong bài viết này sẽ giúp bạn định hình được chiến lược phát triển website du lịch của mình. Nếu bạn có những ý tưởng tuyệt vời hơn, hãy chia sẻ với chúng tôi và cộng đồng tại Group Chuyển đổi số Du lịch Việt Nam nhé!

Chúc bạn thành công!

VietISO Team