chia sẻ:

8 Xu hướng Marketing du lịch tốt nhất thời kỳ kỷ nguyên số

06.08.2019 | Sale & Marketing

VietISO - Hiện nay, nền tảng kỹ thuật số đã tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Bằng cách bắt kịp xu hướng nhanh chóng, sử dụng chiến lược marketing hiệu quả là chìa khóa để thu hút khách hàng mới và xây dựng niềm tin vững chắc của thương hiệu.
8 Xu hướng Marketing du lịch tốt nhất thời kỳ kỷ nguyên số

 

>>> Xem thêm: 5 tính năng PHẢI CÓ trên một Website du lịch chuyên biệt

 

1. Tiếp thị cá nhân hóa

Mô hình tiếp thị này cho phép các công ty du lịch cung cấp hệ thống nội dung cá nhân cho khách hàng mục tiêu thông qua việc sử dụng công nghệ tự động và thu thập dữ liệu. Theo thống kê của tờ Harvard Business Review, hiệu quả Marketing của doanh nghiệp có thể tăng tới 15% và tiết kiệm 30% ngân sách khi dùng đúng nội dung được cá nhân hoá.

Tiếp thị cá nhân hóa không chỉ tăng cường khả năng thu hút khách hàng tiềm năng mà còn có vai trò quan trọng làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Trong thời đại thống trị của mạng xã hội và những ứng dụng Internet khác thì những thông tin mang tính cá nhân hóa sẽ giúp thông điệp marketing dễ dàng nổi bật và thu hút sự chú ý hơn bao giờ hết.

 

2. Tìm kiếm bằng giọng nói

Trên thực tế, xu hướng tiếp thị “tìm kiếm bằng giọng nói” đang dần chiếm lĩnh nhu cầu nhấn nút và truy vấn trực tiếp cả người dùng. Bằng việc sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh hay các thiết bị tương tự, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin mà mình yêu cầu.

 

tim-kiem-bang-giong-noi

 

Còn gì tuyệt vời hơn khi khách hàng giao tiếp với thiết bị trong chưa đầy 5 giây đã có thể booking được một hành trình như ý, thanh toán trực tuyến nhanh chóng hay thậm chí là review tours mà khách hàng đã trải nghiệm. Trong khi nghỉ ngơi trong một khách sạn cao cấp, họ còn có thể kiểm soát hệ thống chức năng của phòng như ánh sáng, âm nhạc, sưởi ấm, bật điều hòa chỉ thông qua việc tìm kiếm bằng giọng nói.

 

3. Tiếp thị trải nghiệm khách hàng

Trong bối cảnh thị trường du lịch khốc liệt như hiện nay, trải nghiệm của khách hàng là điều cần thiết để có được lòng trung thành. Nên nhớ rằng, việc cung cấp một dịch vụ tuyệt vời không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận trực tiếp. Để tạo ra lợi nhuận tốt và lượng khách hàng quay lại ổn định, bạn phải phân tích từ những góp ý, lời đánh giá của khách hàng trên các website. Ngoài ra, điều này còn cung cấp cho bạn về những thói quen, hành vi, thông tin sở thích của khách hàng. Từ đó, xây dựng chuỗi trải nghiệm, dịch vụ tốt hơn để dẫn tới chuyển đổi trong tương lai.

 

4. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo có khả năng hợp lý hóa các quy trình và cung cấp những hiểu biết có giá trị. Hầu hết những người tìm tour, tìm du thuyền, tìm phòng khách sạn trực tuyến có xu hướng sử dụng các trang web tổng hợp để booking. Rất nhiều khách hàng thích thú với việc trao đổi trực tiếp với đơn vị lữ hành thông qua chatbox hơn là gửi yêu cầu 1 chiều mà không xác nhận được dịch vụ chính xác nhất, nhận được tư vấn đầy đủ nhất.

tiep-thi

 

Nhờ công nghệ AI, khách hàng thậm chí sẽ có thể yêu cầu đặt các dịch vụ khác thông qua web hỗ trợ AI của bạn, điều này giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên sales đáng kể.

 

5. Thực tế ảo

Khi người dùng trực tuyến tìm kiếm thông tin về các tour du lịch và khách sạn, họ có thể đưa ra quyết định nhanh chóng hơn thông qua video và hình ảnh thay vì nội dung. Đây là nơi thực tế ảo sẽ có tác động đến trải nghiệm của người dùng vì họ hầu như có thể đặt mình ngay trong phòng khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng để xem liệu nó có đáp ứng nhu cầu của họ hay không. Thực tế ảo không chỉ là một tính năng tiếp thị thú vị, mà còn cung cấp những khả năng vô tận. Doanh nghiệp có thể sử dụng thực tế ảo để cho khách hàng của họ thấy các điểm tham quan địa phương, tới khách sạn mà họ sẽ dừng chân trong hành trình,...

 

6. Sử dụng những nội dung do khách hàng khởi tạo

Hệ thống nội dung có thể hiển thị ở nhiều hình thức khác nhau như lời nhận xét, đánh giá, bình luận, bài đăng diễn đàn, blog và các ấn phẩm, mạng xã hội. Khi một khách hàng có ý định đặt mua sản phẩm hay dịch vụ nào đó, họ sẽ có thiên hướng đọc những đánh giá của những khách hàng khác để có cái nhìn khách quan nhất. Nếu bạn làm tốt trong việc triển khai, kiểm soát những nội dung này, mức độ gia tăng nhận diện thương hiệu sẽ cải tiến đáng kể. 

 

review-khach-hang

 

Cách đơn giản nhất để thực hiện chiến lược này đó là khuyến khích những khách hàng của mình chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm và những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi lên website hoặc các kênh social. Có thể tận dụng một vài chương trình mini game tặng quà cho khách hàng khi đặt hashtag tên doanh nghiệp hoặc chụp ảnh đoàn,... để khách hàng thoải mái hơn, vui vẻ hơn và nhớ đến thương hiệu hơn.

 

7. Sử dụng video

Thực tế cho thấy, khách hàng dễ dàng bị cuốn hút và hứng thú với các video hơn là hình ảnh tĩnh. Hình ảnh có thể chỉnh sửa, tạo nét, phủ ánh sáng hay cắt ghép trong khi video lại mang cảm giác chân thực gấp bội lần. Bên cạnh đó, các kênh online Youtube, Instagram, snapchat, phát trực tiếp trên facebook và mới đây là ứng dụng Tik tok đã tạo được sự quan tâm rất lớn của độc giả nói chung và của khách hàng tiềm năng nói riêng. 

 

Có vô vàn gợi ý nội dung hay ho dành cho bạn: giới thiệu điểm đến, khách sạn, dịch vụ, hành trình đã đi, điểm đặc biệt nhất của tour, món ăn, trải nghiệm, các hoạt động ngoài trời, phỏng vấn khách hàng, chia sẻ của khách hàng,...

 

8. Tiếp thị lại

Hiểu một cách đơn giản, tiếp thị lại tức là thực hiện các kế hoạch tiếp cận sâu hơn tới hệ thống khách hàng mục tiêu đã truy cập website hoặc thể hiện sự quan tâm đến các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

 

Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành du lịch đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing hợp lý, phù hợp với mô hình và thị trường mục tiêu hướng tới. Hy vọng với 8 chiến lược Marketing trong bài viết này, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng hơn bằng việc áp dụng tài nguyên kỹ thuật số.

 

>>> Báo giá Thiết kế website du lịch 2019

 

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí!