chia sẻ:

Xu hướng Mobile app năm 2018

27.04.2018 | Sale & Marketing

App như là một mỏ vàng bất tận khi tạo ra hàng tỉ đô lợi nhuận. Hơn thế, Mobile apps chiếm tới 57% số các hoạt động digital media. Dù vậy, chúng ta vẫn còn rất xa để có thể đạt tới đỉnh cao trong phát triển ứng dụng – và nếu bạn cũng như tôi thì sẽ thấy rằng điều này cực kì phấn khích.
Xu hướng Mobile app năm 2018

Năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ từ các sản phẩm digital. App ngày càng trở nên mạnh mẽ cũng như công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy vậy, đi kèm theo đó là các thách thức đầy khó khăn.

Năm 2018 đang sắp tới, các developer nên chuẩn bị tinh thần cho 6 xu hướng tiếp theo.

1. Cross-platform trở thành hiện thực

Với việc các công nghệ như React Native và Xamarin ngày càng được hoàn thiện, cross-platform sẽ trở thành cách thức chính để tiếp cận khách hàng. Như vậy, các developer vốn luôn dùng React cho phát triển web sẽ cảm thấy React Native, cho phép lập trình cross-platform giữa mobile và web, vô cùng quen thuộc.

Tương tự, các developer bên Microsoft stack cũng sẽ dễ dàng chuyển qua Xamarin. Trong 2017, hầu như toàn bộ các app mà team tôi tạo ra đều viết trên React Native. Chính sự thay đổi này sẽ làm đa dạng hóa hệ digital ecosystems, khi một codebase có thể được chia sẻ cũng như không phải bảo trì quá nhiều.

2. Thay đổi thành phần trong team

Khi cross-platform trở nên thông dụng hơn thì team phát triển ứng dụng mobile cũng sẽ có sự thay đổi. Trong đó, React Native khiến các thành viên không thể chỉ tập trung về iOS và Android – thay vào việc có nhiều team riêng biệt, giờ đây chúng ta sẽ là một tập thể thống nhất để phát triển ứng dụng. Developers sẽ tập trung vào React Native, đặc biệt khi cần tích hợp những tính năng từ OS như Apple Pay.

Nhóm thành công với việc thay đổi sẽ không chỉ đạt hiệu quả trong bảo trì, giảm chi phí, và tăng tốc độ phát triển mà nó còn giúp đa dạng hóa các thành viên trong team (bao gồm web developers). Với các thành viên trong công ty cũng như client của chúng tôi thì React Native app team luôn đóng vai trò chủ đạo với một hoặc hai native developer có khả năng nhảy qua lại giữa React Native và iOS hoặc Android.

3. REST APIs mất dần vị thế


Ngày càng có nhiều app và hệ thống bắt đầu chuyển giao từ REST APIs truyền thống qua query-based APIs như Falcor và GraphQL. Nhờ đó mà mở ra sự linh hoạt trong kiến trúc của app, đồng thời, khiến cho ứng dụng chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Query-based APIs cho phép khả năng tích hợp tốt hơn giữa app, server và bất kì dịch vụ back-end nào.

Nhờ đó mà bạn có thể chọn ra chính xác thứ mà bạn cần từ một dịch vụ, trong khi với cách truyền thống thì bạn sẽ phải tốn một khoảng thời gian để tải về một datasets lớn hơn.

Với REST APIs, chỉ một thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ app – và tạo ra rào cản cho quá trình phát triển. Còn nếu là GraphQL thì developer có thể thay đổi từng bước một, cải thiện dịch vụ họ cần cũng như kết hợp chúng lại với nhau.

4. Chatbot sẽ trở nên thông minh hơn

Trải nghiệm giao tiếp, với chatbot và voice UI sẽ tiếp tục là xu hướng trong năm 2018. Nhưng vấn đề nằm ở việc các hãng có thể tìm ra cách thức tiếp cận khách hàng tốt nhất – bằng việc cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả với trải nghiệm tuyệt vời. Nói cách khác, trong tương lai các AI thông minh hơn và interface tinh tế sẽ được tích hợp vào cho Watson, Amazon Lex, Facebook Messenger Bot, hoặc Kik.

Nhóm phát triển sản phẩm sẽ phải đựa ra quyết định tự phát triển app hay dựa vào các channel có sẵn như WeChat và WhatsApp.

5. Blockchain chính là tương lai


Với khả năng cung cấp tính bất biến cho data, không có gì ngạc nhiên khi blockchain lại chứa đựng tiềm năng lớn đến vậy. Nó có thể xác nhận nguồn, duy trì danh tính cũng như bảo mật. Tuy vậy blockchain cũng tồn tại vài điểm yếu.

Một trong số đó đến từ bản chất của chính việc sử dụng blockchain vốn khó bảo trì và quản lí. Trong tương lai, chúng ta chắc chắn sẽ thấy được nhiều ứng dụng tuyệt với từ nó nhưng hiện tại công nghệ blockchain vẫn còn khá non trẻ.

6. Deep learning lấn sân sang lĩnh vực thương mại

Chỉ mới vài năm về trước thôi, deep learning được nghiên cứu bởi các giáo sư và trong phòng lab. Nhưng giờ đây, tool như Google’s Tensorflow và nhiều open source Python library khác giúp cho deep learning ngày càng dễ sử dụng, đặc biệt là với việc xuất hiện của nhiều toolboxes khác nhau.

Ví dụ, việc nhận biết hình ảnh ngày càng trở nên chính xác hơn. Prisma, với bên ngoài là một app đơn giản, là một thí nghiệm mang tính đột phá về machine learning. Trong tương lai, nhiều startup chuyên về machine learning sẽ được sinh ra và làm động lực cho sự đột phá tiếp theo trong lĩnh vực này.

>> Xem thêmỨng dụng du lịch nhu cầu thiết thực đối với du khách

Nguồn: Techtalk.vn