chia sẻ:

Thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam còn bỏ ngỏ

15.05.2018 | Sale & Marketing

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của quốc gia, cụ thể, năm 2017, Du lịch & Lữ hành đóng góp gần 9,4% vào GDP, vào khoảng 468.300 tỉ đồng.
Thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam còn bỏ ngỏ

Tuy vậy, ngoài phương thức truyền thống, các hãng lữ hành vẫn còn chậm chân trong việc thu hút nguồn khách đến từ không gian mạng, và khai thác ‘mỏ vàng' các đại sứ du lịch trực tuyến.

thi-truong-du-lich-truc-tuyen-tai-viet-nam-con-bo-ngo-1

"Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh thương mại điện tử (tính riêng mảng dịch vụ du lịch trực tuyến), dự báo tăng từ 0,4 tỷ USD lên 7,5 tỉ USD vào năm 2025."

Những thông tin do Google cung cấp cho thấy thị trường du lịch trực tuyến rất tiềm năng nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu do Google cùng Temasek SEA thực hiện năm 2016, Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh thương mại điện tử (tính riêng mảng dịch vụ du lịch trực tuyến), dự báo tăng từ 0,4 tỷ USD lên 7,5 tỉ USD vào năm 2025.

Trong số đó, xu hướng đặt chỗ trực tuyến thông qua điện thoại thông minh (smartphone) của các công ty du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trung bình hơn 10% trong năm 2017.

Dữ liệu về thị trường trực tuyến không chỉ cho thấy tiềm năng to lớn mà còn là sự chuyển dịch sang môi trường di động rõ rệt.

Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong Tốp 5 thị trường có thời lượng xem clip YouTube nhiều nhất thế giới.

Đó là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển môi trường quảng bá du lịch trên Internet.

Xu hướng tiếp diễn trong năm 2017, khi đến tháng 11-2017, Việt Nam đã có 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới và nằm trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á (Diễn đàn Internet Việt Nam 2017).

Và theo Appota công bố 9-2017, Việt Nam có hơn 130 triệu người thiết bị di động, trong đó có tới 48 triệu thiết bị là smartphone, trong đó, tìm kiếm thông tin trở thành thói quen thường nhật của 67,3% (*).

Tuy vậy, những tiềm năng to lớn trên vẫn chưa được các công ty lữ hành và dịch vụ du lịch tại Việt Nam nắm bắt, kể cả những đại diện hàng đầu, theo các chuyên gia của Google phân tích.

Các hoạt động xúc tiến du lịch vẫn còn tập trung vào phương thức truyền thống như tham gia các hội chợ du lịch hoặc quảng bá ở các thị trường du lịch trọng điểm, chưa thật sự ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực du lịch trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của phần mềm điều hành công ty du lịch trong quản lý doanh nghiệp du lịch

Nguồn: Tuổi Trẻ Online