chia sẻ:

Số hoá di sản: Gian nan nhưng phải làm

Cập nhật 15.02.2023 | Chuyển đổi số

Số hoá di sản không còn là một xu hướng mới trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, số hoá di nhắc đã được tiếp cận từ nhiều năm trước, tuy nhiên ở mức độ hạn chế. Chỉ đến 3 năm gần đây, khi mà đại dịch COVID-19 tác động đến mạnh mẽ đến ngành du lịch và đòi hỏi chúng ta phải có những cách tiếp cận, phát triển phù hợp hơn, số hoá di sản mới thực sự được chú trọng.
Số hoá di sản

1. Vai trò của di sản trong ngành du lịch

Di sản văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi đất nước. Di sản văn hóa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thông mà tổ tiên của chúng ta đã gầy dựng, bảo vệ và truyền lại để các thế sau gìn giữ, phát triển. Không chỉ vậy, di sản văn hóa còn là nền tảng, là điểm tựa để chúng ta bước vào thời kì hòa nhập mà không bị mất đi bản sắc, hòa nhập nhưng không hòa tan. 

Ở một phạm vi rộng hơn, di sản văn hóa góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa, đa dạng dân tộc trên toàn thế giới. 

Di sản còn tạo động lực để phát triển ngành du lịch, từ đó đem đến lợi ích kinh tế, cũng như quảng bá hình ảnh của khu vực hay rộng hơn là quốc gia. Tại Việt Nam, hệ thống di sản trải dài khắp cả nước đã góp phần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch riêng biệt, đặc trưng cho nền du lịch Việt Nam. Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào việc tạo nhiều sản phẩm du lịch riêng biệt, đặc trưng cho nền du lịch Việt Nam. 

Tính đến năm năm 2020, nước ta có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Bên cạnh đó, chúng ta còn có 301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3500 di tích quốc gia cùng với 122 di tích quốc gia đặc biệt. Sau nhiều năm bảo tồn, phát triển, các di sản này đã trở thành những điểm du lịch hút khách hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thương hiệu cũng như sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam. 

Di sản có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch Di sản có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch 

2. Vai trò của số hoá di sản

Số hoá di sản là quá trình chuyển đổi tài liệu vật lý thành định dạng kỹ thuật số, từ đó chúng ta có thể lưu trữ, truyền tải và truy cập dễ dàng hơn. 

Số hoá di sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phục hồi và truyền bá các giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học của nhân loại. Với việc số hoá di sản, chúng ta có thể giữ cho các tài liệu quý hiếm và bị mất dần được bảo tồn và phục hồi lại. Thậm chí, khi những trường hợp không may như hoả hoạn, thiên tai xảy ra khiến di tích bị tàn phá nặng nề hoặc bị xóa sổ hoàn toàn, chúng ta vẫn có thể căn cứ theo mô hình 3D, 4D để phục dựng lại một cách chính xác nhất. 

Ngoài ra, việc số hoá di sản cũng giúp mở rộng phạm vi truyền bá kiến thức, tạo điều kiện cho mọi người có thể truy cập thông tin văn hóa và lịch sử một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng nhỏ, địa bàn hẻo lánh hay những tài liệu có giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt. Các di sản ở dạng số hoá có thể được quảng bá rất nhanh chóng, không bị giới hạn về thời gian, địa điểm, ngôn ngữ,...thông qua mạng internet.

Ngoài ra, việc số hoá di sản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển. Nhờ vào các tài liệu số hoá, các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng tiếp cận và phân tích các tài liệu một cách chính xác và chi tiết hơn, từ đó đưa ra những phát hiện và kết luận quan trọng về lịch sử, văn hóa, khoa học và nhiều lĩnh vực khác.Giám đốc điều hành Quỹ Europeana, Harry Verwayen, cho biết: “Các bảo tàng, kho lưu trữ và thư viện của chúng tôi chứa các hồ sơ vô giá, thường là duy nhất, về các di sản trong suốt lịch sử của chúng - các bản vẽ kiến ​​trúc, ảnh chụp, tranh vẽ và mô tả bằng văn bản. Các tổ chức di sản văn hóa đang hợp lực và áp dụng các công nghệ mới để bảo tồn và chia sẻ thông tin về di sản của chúng ta. Bằng cách số hóa các bộ sưu tập có giá trị của họ và cung cấp dữ liệu cho các chuyên gia, họ giúp bảo vệ các di sản của chúng ta”.

Số hoá di sản là nhiệm vụ cấp báchSố hoá di sản là nhiệm vụ cấp bách

3. Hoạt động số hoá di sản tại Việt Nam

Tháng 12 năm 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chương trình ““Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”. Chương trình được đề ra nhằm xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số để phục vụ công tác quản lý, lưu trữ, nghiên cứu, bảo tồn cũng như khai thác, quảng bá nền du lịch bền vững.

Cụ thể, mục tiêu chương trình đặt ra trong giai đoạn 2021-2030 là 100% di sản văn hoá vật thể, phi vật thể cùng di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, tất cả các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, di sản nằm trong Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia được số hoá, ứng dụng trên các nền tảng số. Bên cạnh đó, 100% người  công tác chuyên môn về Di sản Văn hoá được đào tạo, cập nhập về các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc chuyển đổi số. 

Cũng trong năm 2021, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Google để triển khai dự án “Google Arts & Culture: Kỳ quan Việt Nam” với mục đích quảng bá các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam như cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, hang Sơn Đoòng. Dự án này được đánh giá như một cửa sổ rộng lớn nơi mà các nền văn hoá có cơ hội khoe sắc. Google Art & Culture được ví như một “bảo tàng số của nhân loại”. Nó lưu giữ các giá trị văn hoá, nghệ thuật, lịch sử đặc sắc của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, nó giúp người xem tiếp cận văn hoá theo một cách thức mới mẻ, thú vị và phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng 4.0. 

Đến tháng 6/2022, Tổng cục Du lịch tiếp tục bắt tay với Google để tổ chức chương trình giới thiệu Google Art & Culture tới các sở quản lý du lịch khác, các khu di tích, di sản, điểm du lịch và cả các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch.

Tổng cục Du lịch tiếp tục bắt tay với Google trong hoạt động số hoá di sảnTổng cục Du lịch tiếp tục bắt tay với Google trong hoạt động số hoá di sản

Cùng với Tổng cục, các địa phương cũng rất tích cực triển khai các giải pháp số hoá di sản. Điển hình phải kể đến Thừa Thiên Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai ứng dụng hướng dẫn tham quan “Di tích Huế”. Hay ngay tại Hà Nội, trải nghiệm thực tế ảo VR 3D đã được vào hoạt động tham quan ở Hoàng thành Thăng Long. Địa điểm này cũng đồng thời tiến hành số hoá các tài liệu Hán Nôm được lưu trữ tại đây nhằm bảo tồn cũng như phục vụ công tác quảng bá, nghiên cứu.

Đối với các di sản văn hoá phi vật thể, việc số hoá được chú trọng trong khâu quảng bá. Trong khi các đoàn biểu diễn nghệ thuật đầu tư vào việc làm kênh youtube để đưa các chương trình biểu diễn đến gần khán giả hơn, tiếp cận được nhiều người hơn, đặc biệt là các bạn trẻ thì tại các làng nghề, các kế hoạch xây dựng website quảng bá, cổng thông tin điện tử đang bắt đầu được triển khai. 

Cổng thông tin điện tử làng cổ Đường Lâm được làm bởi VietISOCổng thông tin điện tử làng cổ Đường Lâm được làm bởi VietISO

4. Khó khăn trong số hoá di sản

Mặc dù chính phủ, các cơ quan đầu ngành lẫn các địa phương, doanh nghiệp đều đang nỗ lực để số hoá di sản, khó khăn, bất cập vẫn là điều không thể tránh khỏi. Khó khăn trước hết, cũng là phổ biến nhất trong quá trình số hoá di sản là vấn đề kinh phí. Ông Nguyễn Anh Minh, giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết rằng thực tế các bảo tàng thường là các tổ chức phi lợi nhuận, do đó các đơn vị này khó có đủ kinh phí để ứng dụng công, đặc biệt là các công nghệ hiện, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Để có thể tham gia số hoá, các bảo tàng này thường có xu hướng kêu gọi ủng hộ, hợp tác từ các đối tác bên ngoài. Ông cũng cho biết thêm, cái khó là ở việc chưa có chế độ, chính sách nào khuyến khích các cá nhân, đơn vị tư nhân phối hợp đầu tư với bảo tàng trong hoạt động số hoá.

Bên cạnh kinh phí, nhân lực cũng là một vấn đề khá nan giải trong quá trình số hoá di sản. Thực tế thì các cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá thường không có  nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc của họ. Do đó, để số hoá được di sản thì các đơn vị bảo tồn di sản phải có kế hoạch đào tạo nhân sự về số hóa, chuyển đổi số. Thậm chí là cần phải có kế hoạch tuyển dụng các nhân sự trẻ, có năng lực cao trong việc ứng dụng công nghệ để đáp ứng được các đầu việc trong quá trình số hoá. 

Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn song số hoá di sản vẫn cần phải triển khai sớm, nhanh và hiệu quả nhất có thể bởi đây là nhiệm vụ thiết yếu của toàn ngành du lịch để có thể bảo tồn, phát huy, khai thác các di sản này một cách hiệu quả nhất.