30.05.2017 | Sale & Marketing
Một website có thể tải trong 3 giây đúng là không thể tin được, nhưng chắc chắn là có thể thực hiện. Đó là nhờ Google PageSpeed Insights. Google PageSpeed hiện nay đang được nhiều người sử dụng máy chủ riêng cho website (VPS, Dedicated Server) quan tâm vì khả năng cải thiện tốc độ cho website từ việc tối ưu ngoài front-end, hơn nữa nó cũng là một nhân tố để giúp website cải thiện điểm số Google PageSpeed Insight do chính Google tự đặt các nguyên tắc.
Tất cả những gì bạn cần làm đó là chèn liên kết website của mình vào thanh công cụ của Google PageSpeed. Google Page Speed sẽ phân tích từng thành phần như ảnh, video, liên kết, text,… trong website của bạn và sẽ đưa ra thang điểm đánh giá tốc độ load trang từ 0-100. Cũng như tại trường học, điểm càng cao tức là website của bạn càng nhanh.
Google PageSpeed hiện nay đang được nhiều người sử dụng quan tâm vì khả năng cải thiện tốc độ cho website.
Rất khó để đạt được số điểm 100/100 nhưng mức độ khoảng 80/100 trở lên cũng là khá ổn. Điều tuyệt vời ở công cụ thông minh này chính là hai chế độ test song song đó là cho di động và máy tính để bàn/laptop, chắc chắn kết quả ở cả 2 phương tiện này sẽ khác nhau. Hơn thế nữa, Google PageSpeed còn rất “tận tâm” khi chỉ ra những lỗi gây ra tốc độ “rùa bò” cho website của bạn và cả những hướng dẫn để khắc phục trong từng thành phần của website thông qua 1 click chuột.
Tip: Để phân tích chính xác những yếu tố gây “tắc nghẽn” cho website của mình, bạn nên cài đặt Google PageSpeed trực quan vào máy chủ của mình.
Những bức ảnh chuyên nghiệp, lung linh và đẹp mắt là chìa khóa vàng cho bất kỳ website du lịch nào. Và chắc chắn những bức ảnh này sẽ có kích cỡ rất lớn, đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm tốc độ website. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ hình ảnh nào bạn upload lên website cũng đều được tối ưu hóa. Đối với các hình ảnh, bạn cần tập trung vào 2 điều sau: kích thước, format ảnh.
a. Kích thước ảnh
Một bức ảnh kích thước quá lớn và nặng cần rất nhiều thời gian để load, vì vậy việc giữ cho các bức ảnh của bạn càng nhẹ càng tốt (trong khi vẫn hiển thị đẹp trên website)
• Crop bức ảnh của bạn về kích thước chính xác. Ví dụ, nếu trang web của bạn có chiều rộng 570px, hãy để kích thước ảnh về 570px.
• Đừng upload một bức ảnh có kích thước 2000px chiều rộng và đặt giá trị width parameter (width=”570”). Điều này làm chậm thời gian load trang và không tốt đối với trải nghiệm người dùng.
• Giảm chiều sâu của màu (color depth) tới mức thấp nhất trong khoảng vẫn có thể chấp nhận được.
• Hạn chế comment bằng ảnh
Hãy luôn đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ hình ảnh nào bạn upload lên website cũng đều được tối ưu hóa.
b. Định dạng ảnh
• Lựa chọ tốt nhất là JEPG, PNG cũng tốt nhưng các browser thế hệ cũng không hỗ trợ đầy đủ định dạng này
• Định dạng GIF chỉ nên được sử dụng đối với các bức ảnh nhỏ hoặc có đồ họa đơn giản và chỉ dùng với ảnh động
• Đừng sử dụng định dạng BMP hoặc TIFF
Người “bạn thân” của website là Google PageSpeed lại phát huy vai trò của mình một lần nữa, khi đưa ra những hướng dẫn khắc phục trong đó có cả tối ưu hóa những bức ảnh (như hình dưới). Bạn chỉ cần 1 click chuột để download những hình ảnh đã được tối ưu hóa hoàn hảo này.
>> Xem thêm: 7 Tips để tạo cho website của bạn nhanh hơn
Nếu như bạn muốn tốc độ website của mình thật nhanh, đừng cố nhồi nhét quá nhiều các file dữ liệu dung lượng lượng lớn. Cách tốt nhất để thực hiện điều đó là nén Gzip sẽ làm giảm thiểu tối đa thời gian phản hồi bằng cách giảm dung lượng tải về từ giao thức HTTP. Nó có thể nén các thành phần tĩnh trên website như CSS, Javascript, HTML nhưng trên lý thuyết và 1 số trường hợp, nó có thể làm việc cùng với XML và JSON. Các thành phần khác như hình ảnh, tài liệu PDF..v.v.. có thể không cần sử dụng gzip vì bản thân nó đã được nén sẵn.
Đừng cố nhồi nhét quá nhiều các file dữ liệu dung lượng lượng lớn.
Hãy xem xét các widget (tiện ích/công cụ mà bất kỳ một website nào cũng cần phải dùng. Đó là nơi tập hợp các chức năng và được sử dụng để chèn vào thanh sidebar) của bạn. Nếu như bạn đang sở hữu một trang mạng Facebook, Twitter, Instagram,… tuyệt vời với hàng chục nghìn người thích, theo dõi, sẽ hoàn toàn có giá trị nếu bạn thêm widget của những trang mạng xã hội này lên website của mình, để gia tăng lượng người tiếp cận, xây dựng nền tảng khách hàng tiềm năng bền vững.
Hạn chế hết mức có thể khi sử dụng plugin và tích hợp widget.
Tuy nhiên, nếu hiện tại những trang mạng xã hội của bạn đang không hoạt động thường xuyên hay hiệu quả, việc tích hợp thêm widget này có thể khiến website của bạn “phình to ra” với các dữ liệu không cần thiết.
Cũng như vậy với plugin. Khi có nhiều plugin, đồng nghĩa với việc server của bạn phải làm việc nhiều hơn để xử lý các đoạn code bên trong đó, mỗi plugin khi kích hoạt sẽ lưu lại một lượng dữ liệu nhỏ, nên quá nhiều plugin sẽ khiến table wp_options nặng hơn, lúc đó server lại mất tài nguyên và thời gian để xử lý, khiến tốc độ website của theo đó giảm xuống. Hạn chế hết mức có thể khi sử dụng plugin.
>>Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế website để không ảnh hưởng đến SEO
CDN cực kỳ hữu dụng nếu bạn sử dụng các host nước ngoài, và có lượng lớn hình ảnh trên website.
CDN (Content Delivery Nework) là một công nghệ truyền tải các dữ liệu tĩnh (hình ảnh, file, CSS, Javscript,…) thông qua proxy của các máy chủ CDN, nó sẽ tự nhận diện địa chỉ của người dùng và sẽ điều hướng họ qua proxy ở server gần nhất mà nó hỗ trợ. CDN cực kỳ hữu dụng nếu bạn sử dụng các host nước ngoài, và có lượng lớn hình ảnh trên website. Các dịch vụ CDN miễn phí thì có CloudFlare là khá tốt, nó cũng bao gồm luôn việc lưu cache các file tĩnh để tăng tốc. Còn trả phí mà các bạn có thể sử dụng thì có dịch vụ CloudFront của Amazon đang rất hot hiện nay.
Nguồn: Rezdy.com