chia sẻ:

Cách tính điểm ROI khi Chuyển đổi số Doanh nghiệp Du lịch

Cập nhật 10.06.2022 | Chuyển đổi số

Trước hàng loạt biến động và ảnh hưởng sâu sắc của Ngành Du lịch trong hai năm vừa qua từ dịch COVID-19, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng, hay xu hướng du lịch thay đổi cùng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình.
Cách tính điểm ROI khi Chuyển đổi số Doanh nghiệp Du lịch

Với những hứa hẹn về khả năng tăng trưởng doanh nghiệp, tạo ra nhiều doanh thu và những giá trị mới, thật khó để các nhà lãnh đạo không đặt ra câu hỏi: Làm sao để đo lường thành công của chuyển đổi số, hay cụ thể hơn là tính ROI?

ROI, viết tắt của Return on Investment (Tỷ suất hoàn vốn), là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Dựa vào ROI, doanh nghiệp có thể trực tiếp tính toán lợi nhuận thu về trên một khoản đầu tư cụ thể, so với chi phí đầu tư.

Vậy ROI có thể được tính bằng cách nào, quan trọng hơn, doanh nghiệp nên làm gì để xác định và đạt được mục tiêu ROI phù hợp? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 bước dưới đây.

Bước 1: Quyết định mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch để đặt mục tiêu về ROI

Doanh nghiệp nên tập trung vào một mục tiêu chuyển đổi số trong một khoảng thời gian nhất định. Đó nên là mục tiêu quan trọng nhất và có ảnh hưởng tích cực tới toàn tổ chức. Việc xác định một mục tiêu duy nhất giúp doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược cụ thể và sử dụng các cách đo lường phù hợp, tận dụng hiệu quả điều kiện và nguồn lực hiện có của mình.

Ví dụ, doanh nghiệp lữ hành A muốn cải thiện hoạt động quản trị nhân sự hay nâng cao hiệu suất công việc? Nếu hiện tại, số lượng request của A tăng do nhu cầu du lịch dịp lễ 30-04 / 01-05 thì mục tiêu nâng cao hiệu suất làm việc sẽ được ưu tiên hơn, nhằm tiếp cận, cung cấp các dịch vụ tới khách hàng kịp thời.

Từ mục tiêu chuyển đổi số, doanh nghiệp du lịch có thể thiết lập mục tiêu ROI phù hợp. Với mong muốn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên (mục tiêu chuyển đổi số), doanh nghiệp A tìm đến phần mềm tối ưu quy trình vận hành, giúp tiết kiệm thời gian xuyên suốt quá trình xây dựng Tour sản phẩm, chiết tính giá, làm báo giá, đặt dịch vụ, điều hành tour, quyết toán, xử lý công nợ và gia tăng khách hàng. Lúc này, mục tiêu ROI là đo lường hiệu quả đầu tư vào phần mềm quản lý quy trình & vận hành.

Bước 2: Rà soát cấu trúc chi phí của doanh nghiệp

Tiếp theo, doanh nghiệp cần rà soát cấu trúc chi phí hiện tại:

  • Hoạt động nào đang sử dụng chi phí hiệu quả?
  • Hoạt động nào chưa sử dụng chi phí hiệu quả?
  • Có cần đầu tư thêm hay cắt giảm chi phí ở hoạt động nào không?
  • Cấu trúc chi phí hiện tại cần điều chỉnh gì để phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số?

Giả sử, doanh nghiệp A muốn đầu tư phần mềm du lịch quản lý quy trình vận hành để cải thiện hiệu suất làm việc. Đây là khoản đầu tư tốn kém, không chỉ vì chi phí bỏ ra mua phần mềm mà còn cả chi phí thời gian cho đào tạo đội ngũ sử dụng phần mềm. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần ngồi lại với nhau để rà soát cấu trúc chi phí hiện tại và điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 3: Sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đo lường ROI

Mỗi mục tiêu về ROI sẽ cần những chỉ số đo lường khác nhau. Dưới đây là mô hình tính ROI trong môi trường số, đề xuất bởi PwC, tập trung vào 6 lĩnh vực chính: khách hàng, nhân viên, hoạt động kinh doanh, dữ liệu, cơ sở hạ tầng và sự cải tiến.

Bước 4: Thiết lập các mốc thời gian để đo lường ROI

Để đo lường ROI kịp thời và chính xác, doanh nghiệp cần đặt ra những mốc thời gian cụ thể, có thể sau một tháng, một quý, sáu tháng hoặc theo thời gian triển khai dự án (theo quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp).

Mỗi chỉ số đo lường sẽ có thời gian thay đổi khác nhau. Doanh nghiệp có thể tùy chọn đo lường từng chỉ số để có sự điều chỉnh phù hợp hoặc đo lường tổng thể các chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả của chuyển đổi số.

Giả sử doanh nghiệp A phía trên đã đầu tư phần mềm tối ưu quy trình điều hành. Những chỉ số về thời gian xây dựng tour sản phẩm, chiết tính giá hay đặt dịch vụ NCC có thể dễ dàng đo lường. Tuy nhiên, với các chỉ số liên quan đến tổng hòa của toàn bộ quy trình hay sự hài lòng của khách hàng, đối tác, sự kết nối của đội ngũ sẽ cần nhiều thời gian hơn sau khi những đối tượng này tiếp cận đủ lâu trước khi đưa ra đánh giá.

Bước 5: Liên tục đo lường ROI để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp

Các nhà lãnh đạo khó có thể kết luận hoạt động chuyển đổi số du lịch có hiệu quả hay không nếu chỉ nhìn vào kết quả ROI trong một khoảng thời gian ngắn mà không so sánh với các khoảng thời gian khác. Vì chuyển đổi số là quá trình thay đổi dài và gian nan, doanh nghiệp không thể mong đợi kết quả tốt chỉ sau ngày một, ngày hai được.

Bởi vậy, việc liên tục đo lường ROI theo những mốc thời gian đã định sẵn giúp các nhà lãnh đạo đánh giá hiệu quả chuyển đổi số một cách định kỳ và nhất quán. Từ đó, doanh nghiệp có thể rà soát xem cách làm hiện tại đã phù hợp và hiệu quả để đạt được mục tiêu ban đầu hay chưa và đưa ra những thay đổi phù hợp.

Ví dụ về tính ROI khi chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch lữ hành

Quay trở lại ví dụ về doanh nghiệp A phía trên, bây giờ hãy thử tính ROI của 1 năm từ lúc A đầu tư phần mềm tối ưu quy trình vận hành.

ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư

(Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến - Chi phí đầu tư)

*Lưu ý: Bảng ví dụ dưới đây chỉ mang tính chất minh hoạ cho cách tính ROI.

Chi phí đầu tư

Để đầu tư phần mềm tối ưu quy trình vận hành, doanh nghiệp A sẽ phải trả (1) chi phí phần mềm một lần, (2) chi phí cho dịch vụ lưu trữ (Hosting) hàng tháng. Ngoài ra, A phải trả thêm chi phí bảo trì hệ thống hàng năm và chi phí đào tạo trực tiếp tại trụ sở (nếu đăng ký).

Dưới đây là bảng ví dụ về chi phí đầu tư:

Chuyen-doi-so-du-lich

Chú thích: Chi phí mua phần mềm thanh toán 1 lần trong 1 năm đầu. Đào tạo tại văn phòng diễn ra 1 khóa (3 buổi) trong năm đầu.

Doanh thu dự kiến

Trong trường hợp này, doanh thu dự kiến là số tiền doanh nghiệp A tiết kiệm được khi chuyển sang sử dụng phần mềm tối ưu quy trình quản trị và vận hành để thay thế cách thức truyền thống, thủ công trước kia.

Nhờ đó, A có thể tiết kiệm thời gian lập kế hoạch phát triển sản phẩm, bán hàng, điều hành và quyết toán tour, gia tăng tỷ lệ chốt sales bằng phương thức CSKH kịp thời, chuyên nghiệp cũng như tự động tổng hợp báo cáo hàng tháng một cách nhanh chóng.

Để có thể tăng trưởng ROI tốt hơn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các loại chi phí, ví dụ như giảm chi phí đào tạo nhân viên bằng cách tận dụng các tài liệu số hoá và video hướng dẫn các tính năng mới của phần mềm.

Lời kết

Vai trò của ROI trong chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch là không thể phủ nhận. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động chuyển đổi của mình. Một chỉ số ROI cao cho thấy doanh nghiệp đang có chiến lược đầu tư rõ ràng, đúng hướng. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo cũng cần kết hợp phân tích, so sánh với các chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đúng đắn.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số - Doanh nghiệp Du lịch cần bắt đầu từ đâu?