chia sẻ:

Chuyển đổi số - Doanh nghiệp Du lịch cần bắt đầu từ đâu?

05.04.2021 | Chuyển đổi số

Xu hướng chuyển đổi số đã hình thành từ lâu không chỉ đối với lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, ngân hàng mà còn đối với nhóm ngành dịch vụ đặc thù như Du lịch, nhưng trong bối cảnh Covid-19, dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như dãn cách xã hội hay xu hướng làm việc tại nhà, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình.

Bài toán được đặt ra lúc này không còn là chuyển đổi số hay chết, mà là chuyển đổi số như thế nào để tồn tại.
Chuyển đổi số - Doanh nghiệp Du lịch cần bắt đầu từ đâu?

Việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành trong chiến dịch này không hề đơn giản. Không chỉ những startup nhỏ lẻ, ngay đến cả những tập đoàn đa quốc gia cũng có thể phải trả một cái giá đắt nếu đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình chuyển đổi số. Theo một báo cáo mới đây của Mckinsey, 70% các nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp đều thất bại trong việc đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu.

Vậy, chuyển đổi số như thế nào là hợp lý? Chuyển đổi số như thế nào là hiệu quả? Và quan trọng nhất, chuyển đổi số cần bắt đầu từ đâu?

ChuyendoisoDulichcanbatdautudau

Bước 1: Rà soát mong muốn của Doanh nghiệp

Chuyển đổi số thành công mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp Du lịch, trong đó tăng doanh thu - giảm chi phí, giảm thời gian vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh là 3 kết quả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để đạt được.

Mọi sự thay đổi, mọi sự nâng cấp đều cần thiết, các doanh nghiệp cần phải chọn một thứ tự ưu tiên nhất định, vì không phải tất cả mọi vấn đề đều cần được số hóa ngay lập tức. Tâm lý nóng vội muốn chạy theo doanh số hoặc lợi ích trước mắt thường dẫn đến hai hệ quả. Một là doanh nghiệp sẽ dễ bị sa đà, mất nhiều thời gian và nguồn lực của mình để chữa ngọn mà không chữa gốc, dễ bỏ qua những vấn đề cốt lõi trong nội bộ. Hai là khi doanh nghiệp tuỳ tiện chọn cho mình một nền tảng để giải quyết nhanh chóng một vấn đề riêng lẻ tức thì, việc tích hợp các nền tảng rời rạc sau này sẽ là một thử thách lớn. Số tiền phải chi trả cho việc này có khi còn lớn hơn rất nhiều so với việc tự phát triển một nền tảng dành riêng cho doanh nghiệp đó.

Dưới sự thay đổi chóng mặt của công nghệ hiện nay, trước khi cân nhắc việc áp dụng chuyển đổi số, các lãnh đạo cần có một tâm thái bình tĩnh để tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp dựa trên sự thấu hiểu quy trình kinh doanh và bối cảnh thị trường hiện tại. Ngoài ra, tâm lý khách hàng nên được coi là trọng tâm để phác thảo ra một lộ trình chuyển đổi số cho phù hợp, vì sau cùng, doanh thu vẫn luôn là cái đích của mọi doanh nghiệp du lịch.

2chuyen-doi-so-du-lich-bat-dau-tu-dau

Bước 2: Nhận định mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp 

Sau khi đã có một hình dung nhất định về lộ trình chuyển đổi số cũng như thứ tự ưu tiên, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình vận hành của mình. Đây là một bài toán không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thoả mãn 2 yếu tố:

Yếu tố thứ nhất: Con người 

Đây là yếu tố quan trọng nhất vì xét cho cùng, công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ. Và hiển nhiên, không có một công cụ thần thánh nào có thể cứu sống doanh nghiệp khi mà bản thân những người sử dụng nó không có tư duy thay đổi.

Theo BCG, sự thành công của chuyển đổi số sẽ được quyết định ngay trong tư duy và tầm nhìn từ các cấp lãnh đạo lan toả đến các cấp nhân viên. Do vậy, việc nuôi dưỡng một văn hoá đề cao sự thay đổi và tôn trọng những quan điểm mới mẻ là một bước ngoặt quan trọng cho việc thay đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp. 

Yếu tố thứ hai: Dữ liệu

Hệ thống Dữ liệu của Doanh nghiệp Du lịch bao gồm dữ liệu Khách hàng, đại lý, Nhà cung cấp, Tour sản phẩm, bảng chiết tính giá, template chương trình Tour, danh sách Booking, hệ thống quyết toán, dữ liệu thu, chi, kế toán, công nợ, doanh thu, doanh số, lịch sử giao dịch, lợi nhuận…..

Đây là những tài sản đặc biệt quan trọng cho bước chuyển mình về công nghệ của doanh nghiệp. Song, ít có lãnh đạo nào được trang bị những hiểu biết cần thiết về nền tảng dữ liệu để có thể hiểu rõ các con số đang nói gì cũng như hình thành hệ thống dữ liệu có tính kết nối chặt chẽ.

Một số lãnh đạo có xu hướng phụ thuộc nhiều vào cảm tính và những quan sát dựa trên kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, sự quan sát dù có tinh tế đến mấy cũng khó có thể được đảm bảo khi thiếu đi một cơ sở dữ liệu đứng đằng sau nó. 

2chuyen-doi-so-du-lich-bat-dau-tu-dau

Bước 3: Rà soát quy trình vận hành để đưa ra các thay đổi cần thiết

Ban quản trị không nhất thiết phải bao gồm toàn những chuyên gia về công nghệ, nhưng họ cần hiểu mình có thể đạt được những gì khi kết hợp tầm nhìn kinh doanh với sức mạnh công nghệ. Cụ thể hơn, sau khi hiểu được các dữ liệu của doanh nghiệp đang phản ánh điều gì, các lãnh đạo cần nhìn thấy được các dấu hiệu để đánh giá độ trưởng thành về quy trình của doanh nghiệp mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết mình đang ở đâu và đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi số hay chưa.  

Ban lãnh đạo có thể tận dụng khoảng thời gian “nhàn rỗi” (ví dụ như do đại dịch CoVid-19) để triển khai tái cấu trúc quy trình của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại xem mình đã sẵn sàng hoàn toàn cho việc chuyển đổi số hay chưa. Quy trình nào hay khâu nào đang chưa sẵn sàng và nên giải quyết như thế nào. Một lần nữa, những người đưa ra quyết định không nên dựa vào những suy luận trực quan mà cần có số liệu cụ thể và chi tiết nhất để tìm ra một hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp. 

ChuyendoisoDulichcanbatdautudau

Bước 4: Tìm ra một giải pháp tối ưu và phù hợp

Doanh nghiệp khi nghiên cứu đầu tư về chuyển đổi số đang đứng trước hai lựa chọn:

Tự xây dựng một hệ thống quản trị dựa trên quy trình của doanh nghiệp, hoặc

Ứng dụng các giải pháp của các Công ty công nghệ đã xây dựng

Với lựa chọn đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một phòng ban ngay trong nội bộ của mình để tự tạo ra giải pháp. Ưu điểm của việc tự phát triển một hệ thống quản lý riêng là doanh nghiệp có thể hạn chế việc thay đổi quy trình đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một lượng tài chính không nhỏ vì doanh nghiệp cần phải tự xây dựng một quy trình phát triển ứng dụng phần mềm phù hợp với nghiệp vụ của mình. Dự án này cũng sẽ cần rất nhiều thời gian để phân tích nghiệp vụ và nghiên cứu công nghệ. Do vậy, tổng chi phí sở hữu và thời gian phát triển sẽ là rất lớn nhưng tính chuyên hoá chưa chắc được đảm bảo. 

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp còn có thể thuê các công ty khác để phát triển hệ thống phần mềm cho mình. Chiến lược này cũng rất đáng được xem xét nếu thời gian và chi phí dịch vụ phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp.

Với lựa chọn thứ hai, các lãnh đạo cần đặc biệt chú trọng vào việc hoạch định (Bước 1). Doanh nghiệp cần hạn chế lựa chọn những giải pháp tình huống để giải quyết nhanh một vài vấn đề trước mắt. Điều này sẽ dẫn đến một thói quen xấu cho doanh nghiệp, vì khi lựa chọn giải pháp một cách không thấu đáo, việc tích hợp các nền tảng này theo đúng quy trình nghiệp vụ rất có thể còn tốn nhiều tiền và thời gian hơn cả lựa chọn thứ nhất. 

Vì thế, một lưu ý khác là doanh nghiệp cũng sẽ phải lượng hoá quy trình của mình cho phù hợp với các nhà cung cấp giải pháp để hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều nền tảng riêng lẻ cùng một lúc. Giải pháp toàn diện và phù hợp là phương án tối ưu nhất. 

Bước 5: Nuôi dưỡng tính cam kết trong chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp

Theo Jabil, 74% các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số đều cho rằng những thay đổi về văn hoá doanh nghiệp khó khăn hơn là những thay đổi về công nghệ.

Khi công nghệ đã trở nên quá phổ biến, người ta thường dễ bỏ qua những giá trị căn bản nhất là con người. Như đã giới thiệu ở Bước 2, việc xây dựng một văn hoá tôn trọng, đề cao sự mới mẻ và tinh thần học hỏi là một yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi số. 

Để thực sự chuyển đổi số thành công, mỗi nhân viên của doanh nghiệp cần phải được trang bị một nền tảng kỹ năng công nghệ đồng đều. Theo PWC, doanh nghiệp có thể thu hẹp khoảng cách về công nghệ trong đội ngũ nhân viên của mình bằng cách khuyến khích một môi trường làm việc đa dạng phòng ban. Thay vì để nhân viên làm việc trong các khoang phòng chật hẹp dành cho một người hay trong phòng chỉ dành riêng cho một ban. Các phòng ban nên được sắp xếp trong một không gian mở và gần nhau hơn. Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và tinh thần học hỏi. Mọi người có thể làm việc và đưa ra vấn đề cùng nhau, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một tiếng nói chung. Môi trường này không những đem lại hiệu quả làm việc mà còn đẩy nhanh tiến độ tiếp thu công nghệ mới.

Tạm kết

Chuyển đổi số là một thử thách lớn cho doanh nghiệp. Nó không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ ban quản trị đến toàn bộ đội ngũ nhân viên, mà còn đòi hỏi một chiến lược rõ ràng, kiên định dựa trên những phân tích kỹ càng, tổng quát về dữ liệu.

Việc lựa chọn giải pháp tối ưu thường không hề đơn giản. Đơn cử như việc quản lý kiểm soát hoạt động điều hành tour theo thời gian thực hay quyết toán Tour thường sẽ cần ít nhất 2 nền tảng riêng biệt để giải quyết. Nhưng với Phần mềm TravelMaster, các doanh nghiệp có thể loại bỏ những rủi ro khi lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi, những phiền toái khi phải tích hợp các hệ thống hay tự xây dựng một nền tảng thỏa mãn những yêu cầu riêng của doanh nghiệp.

TravelMaster là một giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch khép kín và tối ưu nhất, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ cho 5 bộ phận: Sản phẩm, Kinh doanh, Điều hành, Kế toán - Quyết toán, Quản lý. Hệ thống dữ liệu được đồng bộ, liên kết với nhau trong một nền tảng duy nhất, bảo mật và mang lại hiệu quả về chuyển đổi giá trị dữ liệu.

>> Xem thêm: Phần mềm TravelMaster là gì? Chức năng nổi bật

                       Phần mềm du lịch TravelMaster hỗ trợ Sales như thế nào?

phan-mem-travelmaster-hoat-dong-nhu-the-nao