chia sẻ:

3 lỗi UX cơ bản mà các Designer hay mắc phải

25.04.2017 | Sale & Marketing

Các designer luôn không ngừng cố gắng để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng, từ đó nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của người dùng thông qua việc tạo ra một sản phẩm dể dàng sử dụng, nâng cao tính tiện dụng trong sự tương tác giữa người dùng và các sản phẩm. Công việc của các designer UX đòi hỏi cao, khiến họ gặp nhiều khó khăn cũng như áp lực, do đó mắc phải một sai lầm không nên có trong các thiết kế. Bài viết dưới đây, VietISO sẽ đưa ra 3 lỗi cơ bản trong thiết kế UX, để tránh cho các Designer không phạm phải chúng.
3 lỗi UX cơ bản mà các Designer hay mắc phải

Sai lầm #1: Thiết kế cho chính mình

Khi bạn làm việc trong một lĩnh vực sáng tạo, bạn có xu hướng hình thành những quan điểm mạnh mẽ và nhìn công việc của bạn thông qua lăng kính của các sở thích cá nhân. Nhưng điều quan trọng nên nhớ đó là bạn chỉ là một kiểu người dùng.

Một nhà thiết kế chẳng bao giờ là một người dùng mục tiêu cả.

Các nhà thiết kế UX hiệu quả thường tách sở thích cá nhân của mình ra khỏi thiết kế của họ. Họ hiểu rằng họ đang thiết kế cho người dùng có suy nghĩ và hành động khác hẳn với họ - và kỹ năng của một nhà thiết kế UX có thể được đo lường thông qua cách họ có thể thông cảm với những cá tính khác như thế nào.

Tất nhiên, không phải luôn luôn dễ dàng thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn của bạn với nhu cầu của người sử dụng. Các designer cảm thấy một cảm giác phải chịu trách nhiệm cho những sáng tạo của họ, lựa chọn thiết kế có lợi cho mục tiêu của họ, chứ không phải mục tiêu của sản phẩm.

Nhưng trách nhiệm của bạn là đối với người sử dụng (và các bên liên quan), chứ không phải cái tôi của bạn.

Chúng ta hãy nhìn vào những lựa chọn thiết kế của trang web BBQ Cultures bởi Weber Grills. Mọi quyết định UX được dành riêng cho một kiểu người dùng mục tiêu rất cụ thể: người trung niên (có khả năng là nam giới), người thích hoạt động ngoài trời.

Những màu sắc đậm phong phú, hình ảnh độ nét cao, và video giới thiệu rõ nét - kết hợp với giọng lồng tiếng rất nam tính - tất cả sự hấp dẫn để mời gọi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời vào cuối tuần. 

 

Nếu bạn vẫn đang gặp vấn đề trong việc bỏ đi phần "U" trong UX, hãy làm theo những lời khuyên thực dụng từ Web UI Best Practices:

  1. Các persona là những người bạn tưởng tượng tốt nhất của bạn. Tạo ra một user persona cho phép bạn thay thế người dùng mục tiêu chính xác ở vị trí của mình. Được xây dựng trên dữ liệu người dùng thực tế và cung cấp một tính cách ngụy tạo, các persona giúp các nhà thiết kế hình dung ra những khách hàng thực tế sẽ sử dụng trang web như thế nào. Tại mỗi quyết định thiết kế lớn, hãy tự hỏi persona nào của bạn sẽ muốn nó, chứ không phải những gì bạn muốn.
  2. Những hành trình của người dùng có thể vạch ra cách persona sẽ có khả năng tương tác với trang web của bạn.
  3. Xác định các khía cạnh khó khăn nhất của giao diện người dùng và sau đó wireframe những phần theo hành trình của người dùng.
  4. Tiến hành kiểm thử khả năng sử dụng để hiểu rõ hơn những gì người dùng của bạn muốn và để tạo ra các persona đáng tin cậy hơn. Ví dụ, dùng A/B testing xác định sở thích của người dùng đối với màu sắc, các nút nhấn, văn bản, hình ảnh, v.v... Nếu dự án đủ lớn, tiến hành một số nghiên cứu với người sử dụng.

Một số nguồn tài nguyên hữu ích:

 

Sai lầm #2: Lẫn lộn giữa UX và UI

Việc trộn lẫn UX và UI là điều thường thấy, thậm chí dễ hiểu, sai lầm, nhưng nó vẫn có thể là một thảm họa cho thiết kế của bạn. Sự rắc rối phát sinh bởi vì chúng liên quan đến nhau, nhưng khi bạn phân tích kỹ thì chúng hoàn toàn khác nhau.

Trải nghiệm người dùng (UX) thì chỉ là: những cảm xúc trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm. Sự hài lòng của một người dùng khi cảm thấy nhanh chóng và dễ dàng để hoàn thành một hành động là UX. Giao diện người dùng (UI) là hệ thống, các yếu tố mà người sử dụng tương tác. Các nút nhấn sử dụng để hoàn thành đơn hàng là giao diện người dùng (UI).

UI đã giúp tạo ra UX.

Tương tự như việc vẽ tranh: UI là sơn, màu sắc, và các nét cọ; UX là cảm giác của người xem được khi nhìn thấy một cô gái với một bông tai bằng ngọc trai.

Như trong hình trên cho thấy, UX đòi hỏi phải kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý do tại sao một sản phẩm có thể có một UI tuyệt vời nhưng một UX tồi, trong khi một UX tốt cũng cần một UI tốt.

Như đã đề cập ở trên, kiểm thử khả năng sử dụng (usability) giúp bạn đi đúng hướng. Đặt ra những câu hỏi đúng - về cách người dùng cảm thấy như thế nào - những nơi tập trung vào trải nghiệm tổng thể thay vì các điểm kỹ thuật đơn thuần.

 

 

Khi nói đến thiết kế UX hoặc UI, hãy bắt đầu với nội dung trước tiên. Sau khi có một số nghiên cứu về người dùng ban đầu, tạo ra một bản đồ tương tác trang web thực sự nhấp chuột qua các trang của bạn. Cho dù bạn đang sử dụng Keynote hoặc một công cụ tạo mẫu như của chúng tôi, luôn luôn bắt đầu với một site map, do đó bạn có thể đánh giá dòng chảy của toàn bộ trải nghiệm.

Khi chúng tôi thiết kế lại công cụ tạo nguyên mẫu UXPin của mình, chúng tôi ưu tiên công việc các công việc phù hợp sau đây:

  • Cấu trúc nội dung
  • Thiết kế tương tác
  • Thiết kế trực quan

Nội dung là những gì người dùng thực sự quan tâm, vì vậy quá trình này đặt UX lên trước tiên và cho phép UI thích nghi với nó.

Một số nguồn tài nguyên hữu ích:

 

Sai lầm #3: Bắt người dùng phải nghĩ

Nói một cách khoa học với sự ủng hộ của các nghiên cứu trước đây, người dùng thường rất lười biếng.

Như Steve Krug đã chỉ ra trong cuốn sách nổi tiếng Don’t Make Me Think, người dùng muốn nghĩ càng ít càng tốt, và nhiệm vụ của các nhà thiết kế là để phục vụ sự lười biếng của họ. Một UX thành công là phải giảm thiểu sự phức tạp.

Giống như Interaction Design Best Practices đã khuyến cáo, bạn cần loại bỏ bất kỳ những bước, những cái nhấp chuột, và đầu vào không cần thiết.

Ví dụ như Duolingo, chỉ yêu cầu các dữ liệu cần thiết để tạo một tài khoản, và không có gì hơn. Việc nhập tuổi hay giới tính, là rất hữu ích cho các nhà thiết kế, nhưng là những thứ người dùng không muốn.

 

 

Đây không phải chỉ là suy đoán: một nghiên cứu được thực hiện bởi Landscapes Imaginary chứng minh rằng việc form đăng ký có quá nhiều field thực sự làm nản lòng khách hàng. Đó là một sai lầm UX nghiêm trọng trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của bạn. Expedia cung cấp thêm bằng chứng - bằng cách loại bỏ chỉ một trường duy nhất (tên công ty) từ form đăng ký, họ đã tăng doanh thu theo lên $12 triệu đô-la mỗi năm.

Tuy nhiên, một lần nữa, giải pháp nằm trong việc thử nghiệm người dùng. Bạn có thể xác định ngưỡng suy nghĩ của người dùng mục tiêu của bạn về số lượng, tiết lộ các số hoàn hảo của các trang, click chuột, và các field trong một form. Những con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm của bạn và loại người sử dụng - không có con số thần kỳ nào cả, vì vậy các thử nghiệm như A/B testing là những phương pháp đáng tin cậy nhất.

Một số nguồn tài nguyên hữu ích:

 

Những bí quyết và lời khuyên

Thật không may, không phải chỉ có 3 sai lầm mà các nhà thiết kế UX có thể mắc phải. Bài viết này chỉ lướt qua bề mặt của những gì có thể dẫn đến sai lầm.

Trước khi kết thúc, sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

  • Giữ cho nó đơn giản (Keep it simple, stupid) - Thiết kế tối giản và phẳng đang rất phổ biến bởi vì chúng bỏ đi tất cả mọi thứ không trực tiếp giúp người dùng gắn kết với nội dung.
  • Ưu tiên cho thiết bị di động trước - Xây dựng điều hướng của bạn với triết lý mobile-first, đó là thiết kế trang web cho thiết bị mobile (thiết bị nhỏ nhất) trước tiên, và sau đó tăng lên. Điều này cho phép bạn quyết định các yếu tố cần thiết nhất từ lúc bắt đầu, sau đó bổ sung thêm những thứ khác cho những thiết bị có kích thước lớn hơn.
  • Những thủ thuật tâm lý - Bạn phải hiểu người dùng của bạn để giúp họ. Có rất nhiều các tâm lý liên quan đến việc thiết kế UX, vì nó tập trung vào cảm xúc nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Thiết kế của bạn phải nuôi dưỡng niềm tin, truyền cảm hứng cho những cảm xúc và nhiều hơn nữa, vì vậy bạn cần đọc các chủ đề như tâm lý màu sắc, cá tính trong thiết kế, và nghệ thuật quyến rũ của thiết kế tương tác.

Nếu bạn đã phạm các lỗi này trước đây, thì cũng đừng băn khoăn. Lý do tôi liệt kê chúng là bởi vì chúng rất phổ biến, đặc biệt là với một lĩnh vực như thiết kế UX. Khi nghi ngờ, chỉ cần tự hỏi bản thân rằng trong trường hợp đó thì người dùng sẽ làm gì, sau đó từ từ điều chỉnh lại và hướng đến những mục tiêu kinh doanh.

Các mục tiêu kinh doanh có thể quyết định đích đến, nhưng những trải nghiệm người dùng phải luôn luôn là bánh lái cho con tàu của bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về những kỹ thuật hữu ích này, hãy đọc cuốn sách tài liệu miễn phí Web Design Book of Trends 2015 & 2016. Cuốn ebook này phân tích 166 ví dụ và đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất, kèm theo danh sách 100 nguồn tài nguyên miễn phí dành cho bạn.

Sitepoint via Techmaster