21.04.2017 | Sale & Marketing
User Experience (UX) xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách nổi tiếng “The Design of Everyday Things” của Don Norman. UX (User experience) – trải nghiệm người dùng là trải nghiệm của người dùng đối với một dịch vụ hay một sản phẩm. Thiết kế trải nghiệm người dùng nhấn mạnh quá trình nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng thông qua việc tạo ra một sản phẩm dể dàng sử dụng, nâng cao tính tiện dụng trong sự tương tác giữa người dùng và các sản phẩm.
Đồng thời UX cũng là cách mà một người dùng cảm nhận khi họ tương tác với một sản phẩm như một website, một ứng dụng hoặc một sản phẩm phần mềm, sản phẩm đó có đáp ứng được mục đích mong muốn của người dùng hay không. Những trải nghiệm này bị chi phối bởi nhiều yếu tố và cũng không có một thước đo chuẫn mực cụ thể. Khi trải nghiệm tốt, người ta có xu hướng mong muốn hoặc suy nghĩ tích cực hơn. UX quyết định toàn bộ thành công. Trong thực tế, trải nghiệm mới là tất cả chứ không phải là sản phẩm.
Dưới đây là ví dụ về công việc của một nhà thiết kế UX:
Chiến lược và nội dung:
Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:
Thực hiện và Phân tích
Vì vậy vai trò của UX design phức tạp và nhiều thách thức: một phần làm marketing, một phần làm thiết kế và một phần quản lý dự án. Cuối cùng mục đích là để kết nối các mục tiêu kinh doanh với nhu cầu của người dùng thông qua một quá trình thử nghiệm và chọn lọc để thỏa mãn mối quan hệ của cả hai bên.
UI (User Interface) – giao diện người dùng là giao diện giữa người dùng với sản phẩm, ứng dụng hay website. Đơn giản hơn UI chính là cách người dùng nhìn thấy thiết kế của chương trình trên desktop, laptop, máy tính cầm tay (table) hay smartphone. UI là một trong những công cụ xử lý mạnh nhất trong việc sắp xếp các yếu tố UX. Tại sao? Đơn giản, giao diện là phương pháp xúc tác và hiện hữu mà người dùng có thể trải nghiệm được sản phẩm của chúng ta. UI là công cụ bổ trợ. Đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao UI và UX thường xuyên sử dụng thay thế cho nhau hoặc kết hợp làm một.
Mô tả công việc của một nhà thiết kế UI:
Xem xét và cảm nhận:
Sự đáp ứng và tương tác:
Với một nhà thiết kế trực quan và tương tác, vai trò của giao diện người dùng là rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số, và là một yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng vào một thương hiệu. Các nhà thiết kế giao diện người dùng cần thể hiện rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ.
Trong thực tế, khá khó khăn để phân biệt hai khái niệm UI và UX vì chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Đã có nhiều cuộc tranh luận rằng UX quan trọng hơn UI và ngược lại. Song, nếu bạn đã đọc những phần ở trên bạn có thể dễ dàng nhận ra cả hai đều mang một mục đích chung đó là tạo sự thoải mái cho người dùng và theo tôi cả hai đều có vai trò quan trọng ngang nhau.Một sản phẩm với thiết kế bắt mắt, màu sắc đẹp thu hút người nhìn nhưng lại quá khó để sử dụng, hoặc một sản phẩm dể sử dụng và rất có ích nhưng nó khoác trên mình một vẻ ngoài khủng khiếp; rõ ràng chúng ta chẳng ai muốn dùng những sản phẩm như thế.
“Trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) là một số thuật ngữ gây bối rối và dễ bị lầm lẩn nhất trong lĩnh vực của chúng tôi. Một giao diện người dùng mà bỏ qua các vấn đề về trải nghiệm người dùng cũng giống như một họa sĩ sơn bừa bãi vào mặt vải/giấy một cách không chủ đích; trong khi UX không có UI thì chỉ giống như 1 khung tranh mà không hề có vải hay giấy trên đó. trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời được thực hiện bắt đầu từ UX tiếp theo sau đó là UI. Cả hai đều cần thiết cho sự thành công của sản phẩm.” - Rahul Varshney, Co-creator of Foster.fm - UX và UI, cả hai thành phần đều có vai trò quan trọng trong việc thành công của sản phẩm.
Hình dưới cho thấy sự giống và khác nhau giữa UI và UX.
Sự truyền đạt thông tin rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Phát triển rõ ràng và chuyên môn hóa các thuật ngữ sẽ dễ dàng hơn việc truyền đạt thông tin. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu không thống nhất các thuật ngữ? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói “Dùng một ốc vít” nghĩa là dùng một khối kim loại hình xoắn ốc để lắp ráp sản phẩm nhưng bạn lại nghĩ là giá đỡ hoặc chất kết dính?
Các sản phẩm cũng có những vấn đề nghiêm trọng tương tự. Giao diện và trải nghiệm không giống nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng khá mạnh mẽ. Lãng phí thời gian và tiền bạc chỉ để tập trung vào cách sử dụng cho chính xác. Kết quả, sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty hoặc làm cho sản phẩm thất bại. Áp dụng không đúng các khái niệm có thể gây thảm họa.
“Một giao diện đẹp nhưng khó sử dụng là một ví dụ UI tốt và UX tồi. Trái lại, một sản phẩm dễ sử dụng với giao diện xấu lại là ví dụ cho UX tốt và UI tồi.” Nhà chuyên gia Helga Moreno, tác giả bài viết The Gap Between UX And UI Design đã đưa ra khẳng định chắc nịch: “Vì vậy, bạn có thể thấy, chúng đều rất quan trọng. Có tới hàng triệu ví dụ về các sản phẩm tuyệt vời với chỉ một yếu tố, vậy thì hãy tưởng tượng xem sẽ thành công như thế nào khi có cả hai yếu tố này?”
Nguồn: Tổng hợp