chia sẻ:

13 Tips Giúp Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

29.08.2017 | Sale & Marketing

Khi khách hàng tiềm năng ghé thăm website của bạn, bạn hi vọng họ sẽ book tour. Ngay cả khi một vài người trong số họ làm điều đó, thì không thể không có một lượng lớn khách hàng rời đi trước khi hoàn tất giao dịch. Tỷ lệ đó – tỷ lệ từ bỏ đặt phòng tại bất kỳ thao tác nào – được coi là tỷ lệ bỏ rơi trong website của bạn.
13 Tips Giúp Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

Tỷ lệ bỏ rơi là gì?

Khi khách hàng tiềm năng ghé thăm website của bạn, bạn hi vọng họ sẽ book tour. Ngay cả khi một vài người trong số họ làm điều đó, thì không thể không có một lượng lớn khách hàng rời đi trước khi hoàn tất giao dịch. Tỷ lệ đó – tỷ lệ từ bỏ đặt phòng tại bất kỳ thao tác nào – được coi là tỷ lệ bỏ rơi trong website của bạn.

Mặc dù việc đạt được tỷ lệ này ở mức 0 là điều phi lý, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện một vài cách để cải thiện điều đó.

 

Các trường hợp ngừng thực hiện đặt phòng:

Các nghiên cứu đã chỉ ra khách du lịch bỏ dở booking của mình khi:

1. Giá hiển thị: Giá khi thanh toán cao hơn giá khách hàng mong đợi.

2. Yêu cầu thông tin chi tiết cá nhân: Người mua hàng ngần ngại cung cấp thông tin cá nhân cho những thương hiệu mà họ không tin tưởng.

3. Được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết thanh toán: Người mua hàng cảm thấy không an tâm về việc cung cấp chi tiết thanh toán trực tuyến.

13 Tips Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

Tuy nhiên, 87% người mua lại cân nhắc đến việc đặt chỗ trước.

 

Vì sao tỷ lệ booking bị bỏ rơi luôn rất cao?

Chúng tôi đã nghiên cứu trên 1000 người với câu hỏi: bạn từ bỏ một booking ở đâu? Khi nào? Tại sao? Và như thế nào? Và dưới đây là 6 lý do phổ biến nhất được thống kê:

13 Tips Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

1. Trình duyệt: Trình duyệt là lý do phổ biến nhất khiến người dùng từ bỏ booking của mình. Việt đặt một tour du lịch đòi hỏi rất nhiều kế hoạch và suy nghĩ. Hầu hết mọi người thích nghiên cứu thông tin trước để có hiểu biết về giá, điểm đến và các yếu tố khác trước khi đặt chuyến đi vào thời gian sau.

2. Giá quá cao: Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi hóa đơn thanh toán của mình có một khoản phí dịch vụ 10% hoặc 6$ phí bổ sung? Sự ngạc nhiên này có thể đẩy người dùng từ bỏ booking của bạn.

3. Cần tham khảo với các đối tượng khác: Lập kế hoạch cho một chuyến đi chỉ có 2 người là một việc khá phức tạp. Thay vào đó, khách hàng thường tham khảo ý kiến và rủ rê bạn bè trước khi có bất kỳ quyết định mua hàng nào.

4. Quá trình Booking quá dài/ thao tác thanh toán phức tạp: tỷ lệ bỏ rơi booking tăng khi thời gian tải trang tăng lên.

13 Tips Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

5. Các vấn đề về kỹ thuật/ mất kết nối: Vấn đề kỹ thuật hoặc mất kết nối có thể biến tất cả nỗ lực booking của khách hàng trở chấm hết hoặc kéo dài thêm thời gian chờ đợi không cần thiết.

6. Vấn đề thanh toán/ Thiếu phương thức thanh toán: Điều gì sẽ xảy ra nếu hầu hết khách hàng của bạn sử dụng Visa nhưng bạn chỉ cung cấp MasterCard? Cung cấp cho người dùng những lựa chọn thanh toán sai lầm là cách đơn giản nhất khiến khách hàng từ bỏ bạn, chắc chắn đấy.

 

Vì vậy, chúng ta đã biết tại sao khách hàng bỏ rơi booking của bạn, nhưng làm thế nào giảm tỷ lệ này?

Giải quyết vấn đề bỏ rơi booking của bạn?

Chúng tôi có thể thấy rằng tỷ lệ bỏ booking nói chung đến từ các vấn đề về trải nghiệm người dùng. 13 mẹo dưới đây có thể giúp bạn giảm tỷ lệ bỏ booking.

1. Đăng hình ảnh thu nhỏ:

Đặt một sự kiện, chuyến bay, cho thuê xe, hoặc tour du lịch là một quyết định khó khăn trên Internet. Người mua hàng không có cơ hội trải nghiệm thực tế hoặc cảm thấy họ đang mua dịch vụ thực tế như thế nào.

Một hình ảnh có độ nét cao cung cấp cho người mua trải nghiệm mua sắm ảo – họ có thể xem chi tiết về những gì họ mua. Ví dụ: các nhà khai thác du lịch có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng, hấp dẫn của những điểm đến trong suốt hành trình. 

 

2. Giá trung thực

Hãy thành thực với khách hàng từ những thông tin đầu tiên. Hãy loại bỏ khả năng có bất kỳ khoản phí đáng ngờ nào.

Một trong những cách xử lý việc này là cung cấp thông tin cho người dùng tất cả các thông tin về chi phí nếu có thêm người thứ 3 book tour. Bạn có thể làm tương tự bằng cách giải thích các khoản phí trong bản mô tả đính kèm hoặc bằng cách thêm một banner vào website của mình về việc nói Không với các chi phí phát sinh

Ví dụ như: “áp dụng 5% phí booking”.

Một chính sách giá rõ ràng cũng có thể giữ chân khách hàng và khiến họ tự tin hơn trong việc ra quyết định mua.

 

3. Tùy chọn phương thức thanh toán.

Chỉ đưa ra một phương thức thanh toán chính là cách bạn cung cấp cho khách hàng một lý do chính đáng để họ từ bỏ booking với bạn và tìm đến một doanh nghiệp du lịch – lữ hành khác.

Hãy nghiên cứu 3 phương thức thanh toán hàng đầu mà khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều nhất để giảm thiểu chi phí xử lý nhưng tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng. 

 

4. Có quy trình thanh toán trên nhiều trang.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc có một quy trình thanh toán chỉ trên 1 trang có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn với người mua hàng nhưng một số khác cho rằng họ thích thú hơn với quy trình thanh toán qua nhiều trang. Hãy tạo một thanh tiến trình, giúp khách hàng luôn nắm rõ nơi họ đang thao tác trong quy trình thanh toán.

13 Tips Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

 

5. Độ tin cậy

Các biểu tượng bảo mật giúp khách hàng cảm thấy tin cậy hơn khi cung cấp thông tin thanh toán (thông tin thẻ tín dụng) của họ. Thực tế chỉ ra rằng có 61% người mua đã không book online vì thiếu biểu tượng tăng độ tin tưởng.

 

6. Chứng nhận khách hàng.

Người dùng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi booking tại một thương hiệu (nơi họ đã thấy những người thực tế đã có trải nghiệm thực tế về tour của bạn.

Những lời chứng nhận dưới dạng văn bản, tạp chí ảnh, video hoặc thậm chí là một phần nhận vét mà khách hàng trong quá khứ để lại về việc chia sẻ kinh nghiệm của họ - hoặc bất kỳ bài viết nào của người dùng phải được kiểm duyệt và lưu trữ cẩn thận.

Một cách đơn giản để khai thác trai nghiệm cảu khách hàng là tạo ra một cuộc thi, nơi mà những khách hàng cũ có thể gửi những bức ảnh hoặc video về những trải nghiệm của họ với doanh nghiệp của bạn. Chọn người có tầm ảnh hưởng/ có thể khơi gợi cảm hứng và trao phần thưởng cho họ. Bằng cách này, bạn có thể thu thập một số đánh giá đầy sáng tạo và hấp dẫn của khách hàng để đưa lên trnag web của mình và làm tăng sự tin tưởng của khách hàng.

 

7. Điều hướng

Nếu một người dùng trở nên nản lòng với cách vận hành trang web của bạn, thì khả năng rất cao là họ sẽ từ bỏ đặt phòng. Hãy sử dụng chức năng booking online và mang lại trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

 

8. Đăng ký:

Tránh việc ép buộc người dùng của bạn phải đăng ký một tài khoản qua nhiều bước phức tạp trước khi có thể thao tác đặt một tour. Chỉ vì muốn nhận được thông tin khách hàng cần thiết, bạn buộc người dùng phải trải qua một quá trình đăng ký rất dài ngay khi họ có ý định đặt tour của bạn chính là cách khiến khách hàng thất vọng và bỏ qua cơ hội đặt tour với bạn.

 

9. Chỉnh sửa giỏ hàng

Khi đặt tour có sai sót! Hãy giúp người dùng mua sắm dễ dàng hơn bằng thao tác chỉnh sửa các giỏ hàng, tránh bắt họ phải thao tác lại/ đăng ký lại.

 

10. So sánh

Như đã đề cập ở trên, 37% khách hàng từ bỏ booking vì họ muốn tham khảo thêm về giá.

Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chiến lược chi phí thấp, hãy cân nhắc ý tưởng trao cho người dùng sự lựa chọn so sánh giá ngay trên trang web của bạn để giảm khả năng họ quên doanh nghiệp của bạn khi đang mải tìm kiếm những thông tin khác.

Ví dụ: Cheapoair hiển thị vùng so sánh giá với các hãng hàng không khác ngay trên đầu trang web của họ.


11. Hỗ trợ

Nếu người dùng muốn nhận được hỗ trợ nhưng không thể tìm kiếm thấy bất kỳ thông tin vào trên website của bạn, khả năng cao là họ sẽ bỏ rơi booking và tìm kiếm doanh nghiệp cho họ sự hỗ trợ đáng tin cậy.

Hãy cung cấp cho người dùng những vùng hỗ trợ dễ dàng sử dụng và truy cập. Đôi khi, chỉ là một địa chỉ email, hotline hoặc đường link đến trang web hỗ trợ của bạn là đủ. Bạn cũng có thể bổ sung tùy chọn “Chat now” ở dưới cùng màn hình , nơi người mua có thể gửi tin nhắn và trao đổi ngay lập tức với nhân viên hỗ trợ. 

13 Tips Giảm Tỷ Lệ Khách Hàng Bỏ Rơi Đặt Tour Của Bạn

 

12. Giảm giá

Hãy thúc đẩy người dùng mua tour của bạn bằng những khuyến mãi và giảm giá tour. Hãy đảm bảo hiển thị những thông tin này một cách thu hút nhất trên website của bạn.

Ví dụ: bạn có thể giảm giá dựa theo số lượng người booking tour trong nhóm (càng nhiều người càng giảm nhiều)


13. Hủy miễn phí

Có một triệu yếu tố có thể tác động đến người mua tour của bạn khiến họ đổi ý. Nếu có thể, hãy cung cấp cho người mua một dịch vụ miễn phí hủy tour (nếu họ thông báo cho bạn 24h trước ngày tour khởi hành). Hãy thông báo cho người mua về chính sách hủy tour miễn phí của bạn để giảm bớt áp lực cho họ khi ra quyết định book tour.

 

Kết

Chỉnh sửa một vài yếu tố trên trang đặt tour của bạn có thể khiến bạn hoàn toàn bất ngờ vào kết quả lợi nhuận nhận được vào cuối năm. Đừng trì hoãn, hãy áp dụng ngay 13 lời khuyên sau đây để bắt đầu giảm tỷ lệ bỏ rơi đặt tour của bạn ngay hôm nay!