chia sẻ:

10 bước để trở thành một doanh nghiệp thành công

12.09.2016 | Sale & Marketing

Trong những giai đoạn đầu khi mới thiết lập doanh nghiệp, bạn làm nhiều điều để có thể đưa doanh nghiệp của mình đến với thành công như nghĩ ra một ý tưởng mới mà các doanh nghiệp khác chưa nghĩ ra. Tuy nhiên, những công ty thành công cần có chiến dịch marketing mang lại kết quả lâu dài và có thể đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong tương lại của doanh nghiệp. Thế giới số ngày nay cũng cho thấy nhiều cơ hội để phát triển bao gồm những nhân tố dưới đây:

10 bước để trở thành một doanh nghiệp thành công

1. Viral Marketing

Thế giới kết nối khiến việc chia sẻ những ý tưởng mới với mọi người trở nên dễ dàng hơn, và một chiến lược viral marketing hỗ trợ cho truyền thông online như truyền thông xã hội và các website đặt dịch vụ, giúp lan truyền thông tin nhanh chóng. Viral marketing bao gồm việc tìm cách khuyến khích khách hàng hiện tại chia sẻ thông tin trực tuyến với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và khắp mọi nơi trên thế giới.

2. Nội dung PR độc đáo

Thế giới số là một thế giới đông đảo và ồn ào, để có thể trở nên nổi bật đòi hỏi bạn cần phải đề ra một mục tiêu đặc biệt hơn. Việc đưa ra những nội dung có thể gây tranh cãi sẽ khuyến khích sự trao đổi trong khi đó việc thực hiện những việc táo bạo sẽ giúp tạo ra sự nổi bật cho thương hiệu của bạn. Những điều này có thể không làm mọi người ấn tượng nhưng với những nội dung PR độc đáo, bạn chắc chắn sẽ khiến mọi người nhớ đến bạn và nói về bạn.

3. Truyền thông xã hội

Với 1, 65 tỷ người dùng kích hoạt hàng tháng, Facebook là một phương tiện truyền thông thu hút đông đảo số người trên thế giới sử dụng. Phương tiện truyền thông đã trở thành một trong những lý do phổ biến nhất khiến con người online mỗi ngày dù là trên thiết bị mobile hay trên màn hình desktop. Vì vậy, việc tập trung vào xây dựng và phát triển trên phương tiện truyền thông đồng thời tham gia vào các cộng đồng khác sẽ giúp tạo ra nhận diện thương hiệu lớn cho doanh nghiệp.

4. Traditional marketing

Trong khi internet marketing đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và hiệu quả trong thời đại ngày này, traditional marketing vẫn mang lại những giá trị và hiệu quả nhất định cho các doanh nghiệp. Nhiều người vẫn dành hàng giờ ngồi trước TV trong khi đó nhiều người vẫn có thói quen đọc báo và tạp chí thay vì đọc những tin tức online. Như vậy, những quảng cáo offline vẫn có một tác động và hiệu quả nhất định đến thương hiệu của doanh nghiệp mặc dù chúng không còn giữ được tầm quan trọng như trước đó.

5. Nội dung nổi bật

Nội dung là một vùng bắt buộc trong chiến lược digital marketing và mặc dù nó xuất hiện theo hình thức này hay hình thức khác thì với sự ra đời của quảng cáo hiện đại, công nghệ số làm gia tăng đáng kể tiềm năng mà nội dung marketing mang lại. Nội dung cần hữu ích, hợp lý và thậm chí một chút giải trí cũng chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược digital marketing cũng như tạo nền tảng cho viral marketing.

6. Email

Email cũng là một trong những cách hữu hiệu hỗ trợ cho truyền thông xã hội và chiến lược marketing. Hầu hết mỗi người đều sở hữu một địa chỉ email, với hầu hết mọi người có thói quen kiểm tra email nhiều lần mỗi ngày. Email chính là khách hàng của bạn, đó là lý do tại sao một chiến dịch email marketing có thể mang lại hiệu quả ngoài mong đợi miễn là bạn đang viết cho đúng người.

7. Blog

Có trên 150 triệu người dùng blog trên thế giới, nhưng chỉ một phần trăm nhỏ trong số họ thực sự đã là khách hàng của bạn. Tuy nhiên, một blog tin cậy chính là một hình thức đơn giản để xây dựng danh tiếng cho thương hiệu và cá nhân bạn. Những bài blog được viết bởi những người biết về ngành nghề mà bạn kinh doanh sẽ được biết đến rộng rãi và thương hiệu của bạn sẽ được đánh giá theo đúng quy trình.

8. Những chương trình liên kết

Affiliate marketing là một trong những cách hữu hiệu mà bạn nên nghĩ tới trong quá trình giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Việc nhờ người khác bán sản phẩm giúp bạn trong khi cho phép họ giữ lại một phần trăm thu nhập đã xuất hiện từ khi thương mại hiện đại ra đời. Qua đó, bạn sẽ không mất thời gian tập trung vào những vùng bắt buộc của doanh nghiệp trong quá trình quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ.

9. Hội chợ thương mại

Không phải toàn bộ modern marketing đều phải thực hiện online mà vẫn có những chương trình thay thế không cần thực hiện online, đó là các hội chợ thương mại. Ví dụ, sô lượng người tham gia lớn của Chương trình điện tử tiêu dùng, và cách những doanh nghiệp mới thành lập hoặc những doanh nghiệp nhỏ thông qua các hội chợ thương mại để tăng khả năng nhận biết đối với những sản phẩm mới và sắp đưa ra thị trường. Những hội chợ thương mại mang lại một cơ hội lớn để thông báo về những sản phẩm và đối tác mới cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng.

10. Xây dựng cộng đồng

Sự phát triển của thế giới số và phương tiện truyền thông đã khiến cho việc xây dựng cộng đồng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ chiến dịch marketing hiện đại nào. Thông qua việc đầu tư vào những kết nối có ý nghĩa giữa thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, bạn sẽ tạo ra những đại sứ thương hiệu giúp bạn quảng bá thương hiệu và những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi bạn áp dụng những chiến lược được đề cập trên đây cho doanh nghiệp của bạn, lúc đó thành công sẽ đến với bạn. Hãy bắt đầu trải nghiệm tiềm năng từ viral marketing, xây dựng cộng đồng và truyền thông xã hội ngay từ bây giờ.