01.09.2016 | Sale & Marketing
Gửi những email phù hợp vào đúng thời điểm là một cách hữu hiệu giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng. Email được xem là cách hiệu quả nhất dùng để tác động đến khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Một trong những lỗi lớn nhất mà những nhà cung cấp du lịch thường mắc phải đó là không sử dụng email một cách hiệu quả. Hãy tham khảo những chiến lược được sử dụng để tăng doanh số cho công ty được đề cập dưới đây.
1. Thời gian phản hồi
Trên 50% công ty cần ít nhất 24 giờ đề trả lời những thắc mắc và email của khách hàng. Việc này dường như hơi mất thời gian. Bạn nên đặt ra quy định phản hồi những thắc mắc mới trong vòng một giờ và trả lời những email trong vòng 4 giờ, thậm chí nếu bạn có thể phản hồi nhanh hơn thì càng tốt. Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ, điều này có nghĩa là bạn sẽ thực hiện trả lời các email một vài lần trong ngày bao gồm khi bạn tỉnh giấc và trước khi bạn đi ngủ.
Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn không chỉ sử dụng dịch vụ của bạn mà cong có thể sử dụng dịch vụ của các công ty khác. Việc trả lời một cách nhanh chóng không chỉ xây dựng lòng tin mà nó còn tạo ra mối liên hệ giữa bạn và khách hàng. Khách hàng càng dành nhiều thời gian gửi email cho bạn thì sẽ càng có nhiều khả năng họ sẽ đặt dịch vụ của bạn.
2. Nội dung ngắn gọn
Những email tốt nhất thường đưa ra thông tin một cách rõ ràng và ngắn gọn. Bạn chỉ có một vài giây để có thể thu hút khách hàng tiềm năng. Nếu nội dung email quá dài và không rõ ràng, bạn sẽ đánh mất cơ hội bán hàng của chính mình. Mấu chốt của việc trả lời những câu hỏi của khách hàng đó là rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể. Ví dụ, trong danh sách những thứ bao gồm trong tour, bạn có thể lược bỏ những thông tin không cần thiết như nước bổ sung. Khi miêu tả một hành trình tour, liệu bạn có cần phải dùng một đoạn miêu tả cho mỗi ngày không?
Email ngắn gọn với thông tin phù hợp sẽ là email hiệu quả nhất.
3. Trình bày và format chính xác
Một nghiên cứu gần đây của Hubspot đã chỉ ra rằng không có gì có thể làm gia tăng lượng mở và click tốt bằng cách cũ, sử dụng email dạng plain-text. Hãy giữ cho email thật đơn giản. Bạn không cần phải sử dụng nhiều màu text khác nhau, bôi đậm hay những font chữ khác nhau, bạn chỉ cần tạo ra một email đơn giản và dễ đọc.
4. Follow-up email đóng vai trò quan trọng
Tỷ lệ mở mail trung bình chiếm khoảng 15%, vì vậy nếu bạn không tạo ra một email hoàn hảo, có thể sẽ không có ai xem nó. Theo thống kê từ ứng dụng Yesmare – công cụ theo dõi email, 70% các doanh nghiệp không thực hiện gửi các follow – up email. Thông qua việc gửi các follow – up email, bạn có thể nhân đôi hoặc thậm chí nhân ba số lượng phản hồi mà bạn có được. Hãy theo dõi tất cả những email hàng đầu trong danh sách của bạn, từ đó bạn có thể dễ dàng nhận thấy những email nào cần có follow-up email.
5. Tiết kiệm thời gian với các mẫu mail
Nếu bạn thực hiện gửi một email lặp đi lặp lại nhiều lần. Bạn cần dành thời gian để tạo ra một số mẫu email riêng biệt. Bạn có thể lưu các mẫu email tại Gmail hoặc sử dụng dịch vụ Yesware tích hợp trong Gmail. Thuận lợi của việc sử dụng Yesware đó là bạn có thể dễ dàng kiểm tra những mẫu email khác nhau và xem mẫu email nào nhận được tỷ lệ phản hồi lớn hơn. Bạn có thể sưu tập tất cả những câu hỏi phổ biến của khách hàng và tạo ra những mẫu email cho những câu hỏi này, thông qua đó bạn có thể gửi các follow-up email một cách nhanh chóng.
6. Cá nhân hóa
Bạn có thể sử dụng các mẫu email nhưng bạn cũng cần tạo ra dấu ấn cá nhân trên mỗi email. Điều đầu tiên đó là bạn cần viết chính xác tên của khách hàng. Bên cạnh đó bạn cần cho khách hàng thấy được sự quan tâm của bạn đến những mối quan tâm và thắc mắc của khách hàng bằng cách nhắc tới những câu hỏi của khách hàng ở đầu email. Không ai muốn trả lời một mẫu email, vì vậy hãy đảm bảo email mà bạn gửi đi không khiến khách hàng cảm thấy chẳng có gì đặc biệt.
7. Theo dõi lượt mở email
Những email của bạn có được mở không? Một trong những cách tốt nhất để theo dõi lượng mở email đó là sử dụng những công cụ như Yesware hoặc Toutapp. Cả hai ứng dụng này sẽ chèn một mã trong email cho phép bạn biết được khi nào và ở đâu email được mở mà khách hàng không nhìn thấy được. Đây là những công cụ rất hữu ích vì bạn có thể biết được khách hàng nào không đọc email của bạn và thực hiện gửi email lại vào một thời điểm thích hợp.
8. Hiểu về khách hàng
Một ứng dụng tuyệt vời khác đó là Rapportive. Công cụ này cho phép bạn biết được mọi thứ liên quan đến các liên hệ trong hộp thư của bạn. Có thể thông tin hữu ích nhất mà Rapportive đưa ra đó là hồ sơ trên Linkedin, đây là những thông tin mà bạn có thể sử dụng để biết thêm về công việc và vị trí của khách hàng. Ví dụ, nếu bạn biết mình đang gửi email tới một quản lý hàng đầu tại một công ty hàng đầu, ngay lập tức bạn biết rằng mình nên tùy chỉnh các yêu cầu và tập trung vào thuyết phục và giới thiệu về dịch vụ.
9. Tạo chân trang ấn tượng
Chân email cũng là một phần quan trọng của email. Tại chân trang, bạn có thể bao gồm thông tin website công ty, thông tin liên hệ và tiểu sử Linkedin. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng chân email chỉ là thứ yếu. Nếu bạn tạo một email đơn giản chỉ với text và không muốn tạo chân trang với quá nhiều đồ họa, điều này sẽ làm khách hàng chú ý tới nội dung email hơn.
10. Xây dựng danh sách email
Hãy lưu lại tất cả những email theo tên và email đã đặt dịch vụ với bạn. Với danh sách email này, bạn có thể thực hiện gửi email marketing và gửi email tới khách hàng theo danh sách có sẵn.
Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để việc gửi email của bạn có được hiệu quả như mong muốn. Điều này sẽ góp phần tích cực vào việc gia tăng doanh số và khả năng bán hàng cho công ty bạn.