chia sẻ:

Tận dụng cơ hội để đẩy mạnh kinh doanh du lịch

13.11.2018 | Sale & Marketing

Dựa vào những lợi thế vốn có cùng sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng và hàng loạt những thay đổi của thị trường, kinh doanh du lịch đang tạo ra những bước nhảy vọt trong thời gian gần đây. Vậy ngành du lịch đang có những cơ hội nào và các doanh nghiệp du lịch nên tận dụng những cơ hội này ra sao để có thể đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả kinh doanh?
Tận dụng cơ hội để đẩy mạnh kinh doanh du lịch

1. Nhu cầu du lịch tăng cao 

Việt Nam đang ở trong thời kì phát triển kinh tế, điều này đồng nghĩa với việc thu nhập bình quân của người dân cũng được tăng lên. Khi đó xuất hiện nhu cầu “hưởng thụ” cuộc sống thông qua việc nghỉ dưỡng, khám phá ẩm thực, đi du lịch trong và ngoài nước. Các du khách ngày nay không ngại chi tiền cho những dịch vụ “đắt đỏ”, không ngại tham gia những hành trình mạo hiểm để trải nghiệm sự thư giãn và mới lạ. 

nhu cau du lich viet nam tang cao 

Nhu cầu du lịch Việt Nam ngày càng tăng

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu Boston, số lượng gia đình thuộc hạng trung và thượng lưu sẽ chiếm đến ⅓ dân số Việt Nam tính đến năm 2020. Tầng lớp này sẽ chiếm vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch bởi nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của họ là vô cùng lớn. Cùng với đó, thế hệ trẻ cũng là nguồn đóng góp đáng kể cho doanh thu ngành du lịch bởi họ là đối tượng thích khám phá, thích trải nghiệm và thích di chuyển. 

Các doanh nghiệp du lịch nên có kế hoạch nghiên cứu để tiếp cận những đối tượng tiềm năng này. Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nắm bắt thành công. 

2. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành du lịch, Nhà nước đã có những chỉ đạo và định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, Luật du lịch cũng được sửa đổi nhằm mở rộng hành lang pháp lý cho ngành. 

Việt Nam là một trong những nước có chính sách về visa khá khắt khe, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển du lịch ở mảng khách quốc tế. Tuy nhiên, vào giữa năm nay, Chính phủ đã kí văn bản đồng ý tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước châu Âu (gồm Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý) kéo dài trong 3 năm. 

Các sân bay được mở rộng, nâng cấp về dịch vụ như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng… đã mở ra cánh cửa chào đón thêm những người bạn nước ngoài tới thăm quan và nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Đây là những dấu hiệu cho thấy Chính phủ đang quan tâm và đặt kì vọng rất lớn vào ngành công nghiệp không khói này. Mọi điều kiện được Nhà nước thực hiện đều hướng tới mục tiêu chung là đưa du lịch Việt Nam đi xa hơn nữa để trở thành điểm đến nổi bật trên bản đồ thế giới. Các doanh nghiệp hãy đồng hành cùng với Nhà nước để thực thi mục tiêu chung này. 

3. Sự ủng hộ từ quốc tế

Những thành công bước đầu của ngành du lịch là cơ hội để thu hút sự chú ý từ các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam với những danh lam thắng cảnh tuyệt mĩ đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á, được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế như Liên hoan Ẩm thực quốc tế, APEC 2017…

Ngoài ra, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao. 

An ninh cũng là một vấn đề được du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến. Trong khi nhiều nước thường xuyên xảy ra những bất ổn về chính trị, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao về chất lượng an ninh - an toàn, góp phần gia tăng lượng khách du lịch.  

Với những sự ủng hộ tích cực như vậy, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. 

4. Làn sóng cách mạng 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mang đến sự thay đổi vượt trội trong ngành dịch vụ toàn cầu và du lịch cũng không nằm ngoài làn sóng ấy. Khách hàng đã thay đổi thói quen tiêu dùng của họ theo chiều hướng công nghệ hóa. Ngày nay, việc mua bán tour được thực hiện nhanh chóng hơn bao giờ hết chỉ bằng vài cú click chuột. Các giao dịch cũng được thực hiện trực tuyến chỉ qua vài thao tác. Du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các điểm đến một cách chân thật và chi tiết nhất thông qua hình ảnh và video được cung cấp trên các website du lịch

ung dung cong nghe trong du lich

Đặt phòng trực tuyến trở nên phổ biến

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ trong du lịch sẽ trở thành một phần tất yếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp dù ở quy mô nhỏ hay lớn, giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong ngành. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi nếu doanh nghiệp không bắt kịp xu hướng sẽ là làm giảm tốc độ phát triển của chính mình. 

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong giai đoạn ứng dụng công nghệ này. Họ không biết đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình, triển khai thế nào và sử dụng ra sao cho hiệu quả. 

VietISO - Đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp công nghệ cho ngành du lịch - sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch giải quyết bài toán công nghệ. 

VietISO cung cấp nền tảng isoCMS hỗ trợ quản trị website du lịch với những tính năng ưu việt thúc đẩy tiếp thị và bán tour trực tuyến. Bên cạnh đó, VietISO cũng đã cho ra đời phần mềm quản lý và vận hành doanh nghiệp du lịch mang tên TravelMaster. Đây được coi là bước đột phá giúp các doanh nghiệp:

  •  Giảm thiểu tối đa chi phí nhân sự và thời gian thực hiện các nghiệp vụ du lịch.
  •  Dễ dàng quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống duy nhất.
  •  Số liệu báo cáo hiển thị rõ ràng chính xác.
  •  Cách sử dụng đơn giản, thông minh, bao quát toàn bộ hệ thống phòng ban.

 

Liên hệ với VietISO ngay để được tư vấn!