chia sẻ:

Sức mạnh của storytelling trong chiến lược tiếp thị

Cập nhật 17.12.2023 | Sale & Marketing

Hiện nay storytelling đang là một trong những phương pháp vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp truyền thông thương hiệu và kết nối với khách hàng. Vì vậy trong bài viết này, VietISO sẽ giới thiệu về khái niệm storytelling, đồng thời trình bày tại sao nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu và hướng dẫn cách xây dựng thành công câu chuyện độc đáo cho doanh nghiệp của bạn.
 Sức mạnh của storytelling trong chiến lược tiếp thị

1. Storytelling là gì?

Storytelling là một kỹ thuật hoặc phương pháp sử dụng câu chuyện để truyền tải thông điệp, ý nghĩa, hoặc thông tin cụ thể đến một đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Thay vì sử dụng các số liệu hay các thống kê khô khan, storytelling cho phép bạn đặt thông điệp vào ngữ cảnh của một câu chuyện đầy hấp dẫn, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong tâm trí của người nghe. Đặc biệt, hình thức này không chỉ là việc kể chuyện thông qua lời nói mà còn thông qua hình ảnh, video, âm nhạc, và các phương tiện truyền thông khác để tạo ra trải nghiệm đa chiều và gắn kết tinh thần với người nghe hoặc đối tượng tiếp thị.

2. Các dạng storytelling phổ biến mà doanh nghiệp du lịch thường áp dụng

Data storytelling: Data storytelling là phương pháp sử dụng các con số và dữ liệu để truyền tải thông tin quan trọng tới khách hàng. Điểm đặc biệt của hình thức này là thay vì chỉ đơn thuần trình bày dữ liệu thông thường, phương pháp này biến những con số khô khan thành những câu chuyện độc đáo, sáng tạo giúp khách hàng ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn về thông điệp muốn truyền tải.

Visual storytelling: Visual storytelling là hình thức sử dụng các kỹ thuật đồ hoạ, màu sắc, kỹ thuật chỉnh sửa video hiện đại giúp hình ảnh và các video trở nên nghệ thuật và sáng tạo hơn bao giờ hết. Hình thức này sẽ tạo sự kết nối mạnh mẽ với khán giả thông qua trải nghiệm thị giác và cảm xúc, giúp câu chuyện của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút sự quan tâm từ khán giả hơn so với những phương pháp truyền thống.

Cac-dang-storytelling-pho-bien

Data storytelling, Visual storytelling là hai dạng kể chuyện được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến

3. Tại sao storytelling lại quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng

Storytelling đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng dưới đây:

Tạo sự kết nối về cảm xúc: Câu chuyện có khả năng kích thích cảm xúc của người nghe hoặc đối tượng tiếp thị, tạo ra nhiều cảm cảm xúc khác nhau như: hạnh phúc, sự thú vị, xúc động, hoặc thậm chí cả sự đồng cảm. Khi khách hàng cảm nhận được cảm xúc qua câu chuyện của bạn, họ có xu hướng kết nối mạnh mẽ hơn với thương hiệu của bạn.

Tăng khả năng ghi nhớ và lưu giữ thông tin: Khi đối tượng tiếp thị nghe một câu chuyện gồm có cốt truyện, nhân vật, sự kiện, họ thường hình dung và tạo ra hình ảnh trong đầu mình. Điều này sẽ kích thích trí tưởng tượng, tạo ra một trải nghiệm đa chiều, giúp thương hiệu của bạn nổi bật và dễ dàng được ghi nhớ trong tâm trí của họ.

Tạo sự khác biệt: Storytelling cho phép thương hiệu tạo ra những câu chuyện độc đáo và đặc sắc xoay quanh lịch sử, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, hoặc những trải nghiệm độc đáo mà thương hiệu mang lại. Điều này làm cho thương hiệu trở nên đặc biệt và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Truyền đạt giá trị: Câu chuyện thường là một cách tuyệt vời để thể hiện mục tiêu và tầm nhìn của thương hiệu. Thông qua câu chuyện, thương hiệu có thể kể về lý do tại sao họ tồn tại, những gì họ muốn đạt được trong tương lai và tầm nhìn của họ cho thế giới. Điều này giúp khách hàng thấu hiểu sâu hơn về lý do tại sao thương hiệu tồn tại và làm gì để giúp họ.

4. Các yếu tố quan trọng để xây dựng thành công storytelling

Xây dựng câu chuyện và nhân vật dễ gây thiện cảm: Đầu tiên, bạn cần xác định những nhân vật phù hợp cho câu chuyện của mình và có đặc điểm mà khán giả có thể đồng cảm và tương tác . Nhân vật chính thường là người hoặc tạo vật có thể thể hiện giá trị, mục tiêu, hoặc thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Sau đó để tạo sự tiến triển và động lực cho truyện, cần phát triển nhân vật chính qua các giai đoạn khác nhau như trải qua sự thay đổi, học hỏi từ kinh nghiệm, hoặc phát triển tính cách và giá trị của họ. Điều này giúp khán giả có thể kết nối với nhân vật và theo dõi sự phát triển của họ.

Xây dựng câu chuyện đơn giản và dễ hiểu: Xây dựng câu chuyện đơn giản và dễ hiểu là một yếu tố quan trọng trong việc kết nối với nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau. Để thực hiện điều này cần tập trung vào thông điệp cốt lõi giúp và loại bỏ các chi tiết không cần thiết, giúp người nghe tập trung vào ý chính của câu chuyện và tránh việc lan man. Ngoài ra cũng cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dựa trên trải nghiệm thực tế để để đảm bảo rằng họ có thể hiểu và kết nối với câu chuyện.

Tận dụng yếu tố cảm xúc: Cảm xúc là ngôn ngữ chung có thể kết nối con người với nhau vì vậy việc tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa câu chuyện của bạn và khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Hãy xác định loại cảm xúc mà bạn muốn kích thích trong câu chuyện sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu. Sau đó tạo điểm gắn kết bằng cách kể câu chuyện từ góc nhìn của khách hàng để khách hàng có thể tìm thấy chính mình trong câu chuyện bạn kể.

Kịch bản và cốt truyện chặt chẽ: Kịch bản và cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một câu chuyện hấp dẫn. Cốt truyện cần phải có một cấu trúc rõ ràng, bao gồm sự giới thiệu, phát triển, cao trào, và kết thúc. 

Câu chuyện có độ tin cậy: Độ tin cậy là yếu tố quan trọng để xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng. Nếu khán giả cảm thấy rằng câu chuyện của bạn không đáng tin có thể dẫn đến mất lòng tin từ phía khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của doanh nghiệp. Vì vậy hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn dựa trên sự thật và tránh việc thêm vào những chi tiết không đúng hoặc tạo ra câu chuyện ảo.

Sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và hình ảnh đa dạng: Sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và hình ảnh đa dạng là một phần quan trọng của quá trình storytelling để làm cho câu chuyện của bạn trở nên sống động và hấp dẫn. Điều này giúp tạo nên một trải nghiệm đa chiều, kích thích các giác quan của người nghe hoặc đối tượng tiếp thị và làm cho câu chuyện sống động hơn

Có sự liên kết với thương hiệu: Một câu chuyện thành công phải liên kết chặt chẽ với thương hiệu của bạn thông qua phản ánh giá trị, mục tiêu, tầm nhìn của thương hiệu. Câu chuyện cũng có thể sử dụng các yếu tố thương hiệu như biểu trưng, màu sắc, và thông điệp của thương hiệu để làm cho nó liên quan hơn.

yeu-to-quan-trong-de-xay-dung-thanh-cong-storytelling

Các yếu tố quan trọng để xây dựng thành công storytelling

Kết luận:

Tóm lại, storytelling không phải là một chiến lược tiếp thị mới xuất hiện nhưng nó là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp doanh nghiệp kết nối và chạm đến cảm xúc của khách hàng. Sự kết hợp giữa khả năng kể chuyện sáng tạo và khả năng truyền đạt giá trị của thương hiệu sẽ là điểm mấu chốt để đạt được sự thành công trong hành trình tiếp thị của doanh nghiệp.