chia sẻ:

Sổ tay thuật ngữ quảng cáo tìm kiếm

30.05.2017 | Sale & Marketing

PPC (Pay per click), Paid search, Shopping Feeds là những hình thức quảng cáo phổ biến trong online marketing, và dự tính sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Thương mại điện tử muốn phát triển và thành công phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo tìm kiếm trả phí. Chính nhờ hình thức quảng cáo tìm kiếm này, các thương hiệu nhỏ sẽ dễ dàng có khả năng tiếp cận với khách hàng và có được vị trí quảng cáo cạnh tranh cao so với những nhà bán lẻ trực tuyến lớn. PPC cũng cho phép quản lý chặt chẽ ngân sách – người dùng có thể tự thiết lập và quản lý chi phí, họ chỉ phải trả tiền khi có khách hàng tiềm năng nhấp vào quảng cáo của họ.
Sổ tay thuật ngữ quảng cáo tìm kiếm

Muốn hiểu và chạy tốt PPC, trước tiên bạn cần làm quen với các thuật ngữ t­­­­rong lĩnh vực quảng cáo này. Với bài viết dưới đây, VietISO sẽ giúp bạn chú giải thêm về tất cả các thuật ngữ trong PPC. Hãy cố gắng ghi nhớ vì nó thực sự có ích cho bạn trong việc tạo một chiến dịch PPC sau này.

- Ad Extensions (Tiện ích mở rộng quảng cáo): Là phần thông tin thêm về doanh nghiệp của bạn trên quảng cáo tìm kiếm PPC như số điện thoại, vị tr doanh nghiệp, đá­­­nh giá cửa hàng/sản phẩm hay các liên kết trang web (liên kết đến các khu vực khác trong cửa hàng online của bạn). Những thông tin này sẽ hiển thị phía dưới nội dung quảng cáo.

- AdGroup (nhóm quảng cáo): Là nhánh con của một chiến dịch. Bao gồm tập hợp các từ khóa, quảng cáo và giá thầu của bạn.

- Adwords: Nền tảng tìm kiếm trả phí của Google nơi bạn có thể chạy và quản lý các quảng cáo google.

- Ad Schedule (lịch trình quảng cáo): Là lịch trình cụ thể để quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể chọn các giờ trong ngày và các ngày trong tuần

- Average CPC (CPC trung bình): là giá trung bình bạn trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo [ Avg.CPC ] = [ Cost ] / [ Clicks ]

- Bing Ads: là kênh quảng cáo trên mạng cho phép bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua mạng tìm kiếm Yahoo/Bing và mang họ về với trang web của bạn.

- Bounce rate (tỉ lệ thoát): là tỉ lệ phần trăm những người dùng vào website của bạn và sau đó thoát ra mà không đi đến bất kì một trang nào khác. Đây là thước đo rất quan trọng để hiểu hành vị người dùng.

 

 

- Broad Match (kết hợp rộng): là dạng kết hợp rộng từ khóa. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị theo các cụm từ tương tự và các biến thể có liên quan.

- Broad match modifier (kiểu mở rộng có điều kiện): là loại đối sánh từ khóa, cho phép bạn chọn 1 từ riêng biệt trong cụm từ khóa để lọc kết quả, khiến cho từ khóa có độ phù hợp cao hơn so với kiểu Phrase Match vốn đòi hỏi thứ tự chính xác và cách đọc chính xác các từ trong cụm từ khóa.

- Campaigns (chiến dịch): mức cao nhất trong một tài khoản. Chiến dịch bao gồm các yếu tố sau đây để giúp quảng cáo của bạn có thể hiển thị đúng người, đúng thời gian: từ khóa, quảng cáo, và phương pháp nhắm mục tiêu.

- CSE – Comparison Shopping Engine (Công cụ mua sắm so sánh): là nền tảng cho phép người sử dụng tìm kiếm sản phẩm, tất cả các kết quả tìm kiếm về hình ảnh và giá cả sẽ hiển thị giúp cho người dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp khác nhau. Click: Khi một ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn sẽ chuyển thành một lượt ghé thăm trên website

- Click-through-rate (CTR – tỉ lệ click quảng cáo): là một thước đo quan trọng trong việc thiết lập tài khoản của bạn. Nó đo lường bao nhiêu người đã xem quảng cáo của bạn qua đến trang đích của bạn. Tỉ lệ nhấp cao hay thấp sẽ giúp bạn biết được nội dung quảng cáo hay từ khóa nào đang chạy hiệu quả.

 

 

- Conversion (chuyển đổi): khi khách hàng hoàn thành một hành động cụ thể, có thể là mua hàng, tải về hay điền vào mẫu đơn hoặc một cú điện thoại đến doanh nghiệp của bạn.

- Conversion cho bao nhiêu hành động cuối cùng được chuyển đổi từ số lượng nhấp chuột.

- Conversion Value (giá trị chuyển đổi): Số tiền thu về cho một chuyển đổi. Nó sẽ cho bạn biết từ khóa nào mang về lợi nhuận cao nhất và bạn có thể dựa vào đó để tập trung tối ưu hóa các từ khóa/sản phẩm liên quan đó.

- Cost-per-Click (CPC): số tiền cho một lần nhấp chuột, nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi có khách hàng click vào quảng cáo. Hãy đặt giá thầu ở mức tối ưu để bạn không phải trả tiền quá cao cho mỗi lần nhấp chuột.

- Daily Budget (ngân sách ngày): Số tiền tối đa bạn chi tiêu cho quảng cáo trong 1 ngày.

- Data Feed (nguồn cấp dữ liệu): Các chương trình/định dạng được chấp nhận bởi CSE cho danh sách mặt hàng của họ. Nó có thể là file CSV, TXT, XML…

- Default Max CPC: Số tiền tối đa bạn sẽ trả cho một lần nhấp chuột (giá thầu).

- Display Network: Là một nhóm hơn một triệu website, videos và các ứng dụng nơi mà quảng cáo có thể xuất hiện. Đây là một phần của mạng google. Quảng cáo có thể tự động phù hợp với các trang web và các vị trí khác nhau như ứng dụng điện thoại di động dựa vào độ liên quan của nội dung tren web bạn và các trang đó. Bạn cũng có thể chọn nhắm mục tiêu dựa trên trang cụ thể, chủ để cụ thể, nhân khẩu học…

- Exact match: là sự kết hợp một cách chính xác từ khoá trong quảng cáo Google AdWord. Thông qua đó cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho những tìm kiếm khớp hoàn toàn với cụm từ chính xác trên bảng kết quả tìm kiếm của Google so với truy vấn của người dùng.

- Geo Targeting: nhắm mục tiêu địa lý, tiếp cận đến những khách hàng trong quốc gia, thành phố, vùng miền….

- Google Merchant Center: Nền tảng của Google cho phép bạn đưa dữ liệu lên và dùng để chạy quảng cáo.

- Google Shopping: Tên một loại chiến dịch và sàn thương mại nơi quảng cáo google CSE được hiển thị.

- Quảng cáo trên Google Shopping xuất hiện trên cả trang tìm kiếm cũng như trang google.com/shopping.

- Impressions: Số lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang, website , ứng dụng điện thoại hoặc bất kì nơi nào quảng cáo có thể xuất hiện. Nó thường giúp quảng bá thương hiệu.

- Keyword: là những từ hoặc cụm từ mà bạn chọn để quảng cáo của bạn, và sẽ giúp xác định quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở đâu. Khi chọn từ khóa của bạn, hãy suy nghĩ như khách hàng của bạn và những gì họ sẽ tìm kiếm khi họ muốn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mặc dù bạn có thể đưa nhiều từ khóa như bạn muốn, nhưng khoảng 20 là vừa.

 

 

- Landing page: là trang cuối cùng bạn muốn hướng khách hàng truy cập về đó. Nó sẽ bao gồm chi tiết nội dung khuyến mãi của bạn.

- Maximum CPC bid: số tiền tối đa bạn sẽ chi trả cho một từ khóa cụ thể.

- Negative Keyword: từ khóa phủ định bạn dùng để nhắm mục tiêu loại trừ những đối tượng không thích hợp cho chiến dịch quảng cáo của mình.

- Optimize: Cách bạn cải thiện hiệu suất tài khoản quảng cáo. Có thể là thay đổi từ khóa, nội dung, trang đích….

- Quality Score: điểm chất lượng được đo từ Google dựa trên sự liên quan của các tiêu đề quảng cáo, mô tả, từ khóa và URL đích để khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Điểm Chất lượng cao hơn có thể giúp bạn có được vị trí quảng cáo tốt hơn và chi phí thấp hơn. Xếp hạng từ 1 đến 10.

- Phrase match: Là kiểu đối sánh mà khi người dùng search từ khóa có chứa hặc đúng với từ khóa bạn chọn thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị, từ khóa ở kiểu đối sánh này sẽ nằm trong dấu nháy kép ” “.

- Remarketing: Quảng cáo sẽ hiển thị đến những người dùng trước đó đã vào website của bạn. Quảng cáo sẽ bám theo họ khi họ đi vào các trang web khác trong mảng của Google.

- Return on Ad Spend (ROAS): Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận bạn thu về từ một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm so với tổng số tiền bạn đã chi cho quảng cáo. ROAS = (lợi nhuận – chi phí)/chi phí.

- Return on Investment (ROI): tỉ lệ tổng lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu bạn đầu tư. ROI= (tổng lợi nhuận – tổng chi phí)/tổng chi phí.

- Search Engine Results Page (SERP): Trang kết quả tìm kiếm hiển thị sau khi bạn gõ tìm kiếm từ khóa, bao gồm cả những kết quả trả tiền và không trả tiền.

- Search Phrase: Từ hoặc cụm từ mà bạn sẽ dùm để tìm kiếm online. Bản chất của nó thường là thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ họ muốn tìm kiếm. Cũng có thể gọi là thuật ngữ tìm kiếm hoặc truy vấn tìm kiếm.

- Time on site: Thời gian người dùng ở lại trên trang web của bạn. Thời gian càng dài chứng tỏ nội dung trong trang của bạn càng hấp dẫn.

- View-through Conversion: chỉ áp dụng cho các chiến dịch tiếp thị lại và hiển thị. Một khách hàng lần đầu tiên click vào banner quảng cáo và họ không thực hiện hành động mua hàng nhưng sau đó họ quay trở lại website và thực hiện mua hàng trong vòng 14 ngày.