chia sẻ:

Mô hình O2O quan trọng đối với các chiến lược Marketing như thế nào?

16.12.2017 | Sale & Marketing

O2O là một trong những chiến lược Marketing quan trọng, đặc biệt là tại Trung Quốc, hầu như các thương hiệu lớn đều sử dụng O2O trong hoạt động Marketing và không phải thương hiệu nào cũng thành công với O2O.
Mô hình O2O quan trọng đối với các chiến lược Marketing như thế nào?

O2O là gì ?

"Online to Offline (O2O) - Ở thị trường phương tây, O2O để ám chỉ những mặt hàng “click-and-collect” – hàng mua trực tuyến và nhận tại các cửa hàng thực tế. Trong khi các nhà bán lẻ như Ikea và Walmart đang dần tiến vào thị trường Đông Nam Á, việc giao hàng với giá rẻ và tỷ lệ sở hữu xe hơi thấp không có nghĩa là click-and-collect không áp dụng được như những quốc gia khác. Theo thống kê, Trung Quốc là quốc gia đang dẫn đầu trong phong trào O2O."

Vì sao Trung Quốc dẫn đầu phong trào O2O ?

Trung Quốc có lượng người tiêu dùng sử dụng internet cao nhất, họ thích nghi nhanh chóng với các công nghệ mới như sự tiếp nhận mã QR, về thương mại di động và thanh toán di động toàn cầu, và được Chính Phủ có các chính sách hỗ trợ khuyến khích sự đổi mới. Điều này dẫn đến những mục tiêu của thực tế và kỹ thuật số được kết hợp ở Trung Quốc nhiều hơn là ở phương tây, hình thành một định nghĩa rộng hơn về O2O ở Trung Quốc.

O2O bao gồm tất cả mọi thứ từ việc chia sẻ một chiếc xe đi chung cho đến việc du lịch, dịch vụ massage tại nhà và những xe giặt ủi. Doanh số bán hàng thương mại điện tử O2O của Trung Quốc đã tăng từ 335 triệu USD năm 2015 lên 626 triệu USD năm 2018 theo ước tính của iResearch.

O2O - Những định nghĩa truyền thống

Những định nghĩa và dự đoán O2O là “Online-to-Offline”, “Offline-to-Online” cũng không kém phần quan trọng, đặc biệt đối với các Marketer. Các thương hiệu trên internet đang ngày càng được người tiêu dùng tương tác nhiều hơn, theo Epsilon thì lượng người dùng internet cả ngày chiếm 70% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, 40% người tiêu dùng thích tương tác với thương hiệu trong cửa hàng thực tế, khiến nó trở thành kênh phổ biến nhất và là một trong những điểm hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Các cửa hàng tích hợp các kênh trực tuyến với những dịch vụ tốt có thể giữ chân 63% khách hàng trên kênh online của họ( chẳng hạn Fanpage, Group Facebook) sau những trải nghiệm mua sắm tốt.

Intime City- 1 trung tâm thương mại lớn ở Trung Quốc là một trong những nhà bán lẻ sử dụng O2O rất tốt để tăng lượng truy cập và doanh thu cho các cửa hàng trong thời điểm doanh số bán hàng offline của 50 nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc giảm 3,1%.

Ngay cả những mặt hàng như xe đạp bình thường tại Trung Quốc cũng được tăng giá nhờ O2O. Đối với nhiều người Trung Quốc, những chiếc xe đạp dành cho người nghèo sẽ phù hợp hơn với những người không có khả năng mua xe và những thành phố không có tàu điện ngầm. Tại Bắc Kinh, chỉ có 12,5% dân cư đi xe đạp vào năm 2015, so với 38,5% vào năm 2000. Nhờ hơn 200 triệu đô đầu tư, các chương trình chia sẻ xe đạp của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt đô thị. Hàng trăm nghìn chiếc xe đạp được chia sẻ từ ít nhất 8 đối thủ cạnh tranh hiện đang có mặt trên những đường phố. Những người cần xe đạp có thể dùng điện thoại để tìm kiếm chiếc xe đạp gần nhất, quét mã QR trên xe rồi dùng. Các tuyến đường dành cho xe đạp tại các thành phố như Thượng Hải và Bắc Kinh gần như không thể nhận ra kể từ đầu năm 2016. Ra đời 8 tháng trước, Mobike đã có 4 triệu người dùng hàng tháng với 100000 chiếc xe trên khắp 5 thành phố.

Các chiến lược bán lẻ và chia sẻ xe đạp là điển hình cho cuộc cách mạng O2O tại Trung Quốc – nơi phát triển nhanh hơn bất cứ thị trường lớn nào khác. Với rất nhiều ứng dụng O2O, xu hướng ngày nay là tạo nhiều trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng Trung Quốc và biến họ thành một mỏ vàng cho những người muốn sử dụng dữ liệu.

Thế hệ nào dùng O2O nhiều nhất?

Những thống kê cho thấy Millennials là thế hệ người tiêu dùng sử dụng O2O nhiều nhất. Họ là chủ sở hữu của những chiếc điện thoại thông minh nhất, áp dụng những công nghệ mới nhất, có thu nhập cao nhất và sự sẵn sàng chi trả lớn nhất. Với Milennials, đó là tất cả những người phụ nữ đã ủng hộ O2O chứ không phải ai khác. 73% phụ nữ đã sử dụng các dịch vụ nhà hàng O2O và dịch vụ ăn uống trong 12 tháng qua so với 49% nam giới theo thống kê của eMarketer. Phụ nữ cũng sử dụng dịch vụ du lịch O2O nhiều hơn 38% so với nam giới.

Các quỹ tài trợ đang ưu ái cho những chiến lược O2O

O2O đã mang lại rất nhiều vốn cho các startup. Nhiều nhà phê bình đã so sánh cơn siêu bão O2O tại Trung Quốc với bong bóng dot-com thập niên 90 ở thung lũng Silicon, nơi các khoản tiền lớn được đầu tư vào các mô hình kinh doanh không có lời. Những startup theo mô hình O2O của Trung Quốc đang sử dụng vốn đầu tư của mình để trợ cấp và khuyến khích người tiêu dùng Trung Quốc tham gia dịch vụ, với hi vọng họ sẽ là người cuối cùng trong cuộc chiến này. Ước tính có khoảng 50 – 80 tỷ RMB (7 – 11 tỷ Euro) mỗi năm được đổ vào các khoản trợ cấp.

Mức trợ cấp cao nhất là từ các ứng dụng chia sẻ xe, được mở đầu bởi Didi Kuaidi, doanh nghiệp được định giá 17 tỷ Euro vào tháng 7/2016, tăng 33% so với năm trước đó. Công ty đã dành 3,7 tỷ Euro để chèn ép Uber và ước tính sẽ chi thêm 1 tỷ Euro trợ cấp nữa trước khi cả 2 công ty được sáp nhập. Tương tự như vậy, các dịch vụ đặt chỗ nhà hàng và rạp chiếu phim Meituan Dianping đề nghị giảm giá và trợ cấp 58 tỷ RMB (8 tỷ Euro) vào năm 2015, giống như Alibaba và chi nhánh tài chính Ant đã đầu tư 1,2 tỷ nhân dân tệ vào dịch vụ giao hàng trực tuyến Ele. Các khoản trợ cấp đã làm tăng sự hấp dẫn của các dịch vụ O2O, đẩy nhanh sự tiếp nhận của người tiêu dùng với mô hình mới này.

Ý nghĩa của thị trường O2O hóa với những thương hiệu lớn

Những con số khổng lồ và những sự đổi mới là minh chứng cho sự phổ biến và cơ hội của O2O trên thị trường hiện nay. Nó không chỉ là lĩnh vực của các thương hiệu trong top Fortune 500 với những chi phí Marketing khủng mà còn nằm trong tầm với của mọi khách hàng, mọi doanh nghiệp.

Trong phân khúc bán lẻ, người tiêu dùng tham gia vào mua bán online và offline trung bình chi tiêu hơn 60% so với những khách hàng chỉ mua trong cửa hàng truyền thống. Trong nửa đầu năm 2015, thị trường O2O tại Trung Quốc tăng 80% so với năm trước theo tính toán của HSBC.

Hiểu được những hành vi và cảm xúc của người tiêu dùng và cách thức giao dịch của họ bảo đảm các cho nhãn hiệu cơ hội thành công lớn nhất trên thị trường.

Các đại lý như China Skinny làm việc với các thương hiệu để quyết định xem các chức năng trực tuyến có thể được tích hợp vào trong thực tế như thế nào để làm tăng sự tham gia, doanh số, sự trung thành và tỷ lệ ủng hộ cao hơn của khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

O2O sẽ đi về đâu?

Như đã thấy, sự bùng nổ mạnh mẽ của O2O ở Trung Quốc đã làm mờ dần khoảng cách giữa trực tuyến và thực tế. Với những sự đổi mới diễn ra hằng ngày, online và offline sẽ tiếp tục được kết hợp với nhau.

Thực tế ảo (VR) là thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất trên Baidu (Google của Trung Quốc) vào năm 2016. Alibaba đã bán 150000 chiếc kính VR vào dịp Single’s Day. Sự bùng nổ của các trò chơi như Pokemon Go giúp cho Augmented Reality (AR) được phổ biến rộng rãi.

Việc sử dụng AR và VR sẽ làm tăng khả năng Marketing và doanh thu và chúng sẽ ngày càng được sử dụng để đào tạo và tham gia chăm sóc khách hàng, bán hàng trên khắp Trung Quốc, làm cho chúng sẽ được xem xét để bổ sung vào một phần chiến lược O2O.

Có những thành công nhanh chóng và rõ ràng cho O2O mà mọi thương hiệu ở Trung Quốc nên đi theo, nhưng việc phát minh ra những sáng kiến thông minh mới để bổ sung vào chiến lược bán hàng và Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Theo: Haravan.com