chia sẻ:

Mẫu email marketing

22.03.2016 | Sale & Marketing

Nội dung email đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc thư. Nếu bạn gửi cùng một nội dung và tiêu đề giống nhau đến nhiều người, thì bạn khó có lý do để nói mình không spam. 

Mẫu email marketing

 

I. Mẫu email marketing

1. Email marketing là gì?

Email marketing là hình thức gửi email thông tin/quảng cáo/sự kiện có nội dung liên quan trực tiếp đến các đối tượng đã đồng ý đăng ký nhận email (opt-in) hay gián tiếp và cho phép họ có quyền từ chối không tiếp tục nhận email quảng cáo nữa.

Định nghĩa của Google về email marketing: email marketing là một hình thức quảng cáo trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khán giả. Nghĩa rộng hơn của Email Marketing, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một thương gia với khách hàng hiện có hoặc mới để khuyến khích lòng trung thành của khách hàng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh lặp lại.

2. Spam là gì?

Spam là gì là Stupid/Pointless/Annoying/Messages (Những bức thư ngu ngốc, phiền toái, không giá trị). Còn hiểu đơn giản, Spam là các thư điện tử không có giá trị được gửi một cách vô tội vạ, và người nhận là hàng loạt những cá nhân/nhóm người không rõ thông tin.

3. Quy trình xác định để đánh giá một email là spam

Bước 1: ESP (nhà cung cấp email) sẽ lọc ra TOP SPAM KEYWORDs, tức là những từ khóa được sử dụng nhiều nhất trong các email spam (các email này là các email bị Report As Spam của người dùng trên toàn thế giới).

Bước 2: ESP sẽ cho Điểm “Spam” cho mỗi keyword. Ví dụ trong thời kỳ Groupon bùng nổ và các site groupon nhỏ hơn marketing tràn lan đến người dùng, thì các từ khóa như “khuyến mãi”, “hấp dẫn”, “giảm giá” luôn có điểm “Spam” là 1 điểm (cao nhất với  1 từ khóa).

Bước 3: Trong mỗi email gửi ra, ESP sẽ scan nội dung email, và cộng dồn điểm “spam”. Thang điểm spam tối đa là 5, nếu một email có điểm “spam” < 2/5 thì tỷ lệ vào Inbox khá cao, còn > 3/5 thì tỷ lệ vào …spam box cũng khá cao …

Ví dụ: khi gửi một email có nội dung dạng “Khuyến mãi vô cùng hấp dẫn: giảm giá 30% cho thành viên cũ” -> Google sẽ tính “khuyến mãi” (1 điểm) + “hấp dẫn” (1 điểm) + “giảm giá” (1 điểm) = 3/5 điểm Spam. Như thế email sẽ chuyển vào spam box.

4. Các nguyên tắc gửi email để không bị đánh dấu là email spam

Với bất cứ dịch vụ email hay bất cứ phần mềm quản lý email nào cũng có một hộp thư spam để chứa những tin vớ vẩn. Mỗi ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) sử dụng những bộ lọc spam khác nhau và một số ISP có những hành động quyết liệt để chống lại các hành vi spam. Cho nên một khi chạy email marketing, email  chắc chắn sẽ bị lọc và dễ  rơi vào hòm thư rác một lúc nào đó. Nghe thì ghê vậy, nhưng cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn giảm đi rất nhiều khả năng bị chặn bởi bộ lọc email:

- Đừng gửi email cho chính mình

Nếu bạn gửi email từ địa chỉ email gốc, (ví dụ test@thuthuatmarketing.com) và bạn gửi nó tới địa chỉ email của chính mình (test@thuthuatmarketing.com) thì nó dễ bị chặn bở bộ lọc spam. Hãy nhớ lại xem, khi bạn gửi email hàng loạt, bạn có tự gửi cho mình 1 bản?

- Chú ý tới việc test bộ lọc spam trước khi gửi

Sử dụng những công cụ kiểm tra spam trước khi gửi. Nếu bạn dùng Mailchimp hoặc GetResponse thì chúng luôn tích hợp sẵn chức năng spam score khi bạn tạo chiến dịch email. Nó sẽ cho bạn biết bằng cách đánh dấu những chi tiết lỗi lớn trong email  – những thứ có thể ảnh hưởng tới việc gửi email.

- Email chỉ có mỗi một bức hình

Gửi email chỉ chứa một tấm hình, bộ lọc sẽ cho rằng bức email đó chắc chắn có vấn đề và chặn lại. Bạn nên dành thời gian để thiết kế soạn lại email với bố cục, từ ngữ và hình phù hợp. Đừng gửi email chỉ có duy nhất một bức hình.

- Đừng sử dụng email cá nhân hay email miễn phí

Thay vì sử dụng email miễn phí hoặc email cá nhân như @hotmail.com hoặc @gmail.com, bạn nên sử dụng địa chỉ email của công ty hoặc tổ chức khi gửi email. Dĩ nhiên, bạn phải biết rằng nếu bạn bị cái ISP đưa và blacklist, thì tất cả email có cùng tên miền sẽ bị ảnh hưởng!

- Tiêu đề email và các nội dung email khác nhau

Nội dung email đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc thư. Nếu bạn gửi cùng một nội dung và tiêu đề giống nhau đến nhiều người, thì bạn khó có lý do để nói mình không spam. Ngoài ra, tránh viết hoa toàn bộ, tránh viết những nội dung nghe như spam, (xem thêm tại đây). Bạn nên dùng A/B testing để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch email marketing .

- Chú ý các liên kết trong email

Bộ lọc spam kiểm tra địa chỉ URL trong email . Nếu bạn dẫn link tới một domain thiếu uy tín (không an toàn), nhiều khả năng bạn sẽ bị phạt. Thêm vào đó, bạn nên tránh dẫn link tới các địa chỉ URL chứa các folder chỉ có 1-2 chữ cái ( ví dụ như domain.com/e/something or domain.com/es) vì như vậy bộ lọc sẽ tính đó là một dấu hiệu đáng ngờ.

- Đừng sử dụng rút gọn liên kết

Đường link  nên là link đầy đủ dẫn tới URL trực tiếp. Đơn giản, ISP không check được ngay nội dung của các liên kết đó, nên nó sẽ nghi ngờ bạn.

- Sử dụng HTML chuẩn

Những tags HTML không thích hợp, những tag bị lỗi…có thể làm giảm khả năng gửi mail thành công .

- Xóa bỏ những địa chỉ không còn được sử dụng

Hãy xóa những liên lạc cũ và không còn hoạt động nữa. Việc kiểm soát các liên lạc rất quan trọng trong việc gửi email. Tập trung vào những liên lạc còn hoạt động, bạn có thể tăng khả năng gửi email thành công.

- Thường xuyên sử dụng 1 địa chỉ email

Chúng tôi khuyên bạn không nên đổi địa chỉ và thông tin email thường xuyên. Chúng nên được giữ cố định để xây dựng danh tiếng và thương hiệu cho bạn.

- Không bao giờ thêm Javascript, mẫu code hoặc video vào email

Cách làm này chắc chắn sẽ bị kiểm duyệt gắt gao. Tốt nhất là dẫn đến một trang web chứa những nội dung trên.

- Tránh copy trực tiếp từ Word, Excel hay Powerpoint, etc..

Khi bạn chép nội dung trực tiếp từ những ứng dụng , rất nhiều định dạng hầm bà lằng sẽ được nhét vào email và bạn không thể kiểm soát được. Các bộ lọc email spam cũng rất ghét điều này.

- Đừng dùng cùng một cụm từ hay một câu có trong email làm tiêu đề

Nếu bạn gửi email có tiêu đề và thông tin tương tự nhau, nó phần lớn sẽ bị lọc thành email spam. Ví dụ tiêu đề thư  ghi “ this is a test” và phần nội dung cũng ghi “this is a test”.

5. Những lưu ý khi thiết kế template email marketing

Kể từ khi các ESP (email service provider) quan tâm đến vấn đề thư rác và đặt ra nhiều thuật toán khác nhau để ngăn chặn email spam thì việc thiết kế template email đúng chuẩn là vấn đề mà bạn cũng cần phải quan tâm để thư điện tử của mình có thể gửi vào inbox cao hơn.

Hầu hết các nhân viên tiếp thị hay marketer đều muốn truyền thông điệp quảng cáo với nội dung email thật hấp dẫn người đọc, do đó chúng ta sẽ dùng thật nhiều hình ảnh sinh động, ấn tượng để tạo sự chú ý. Việc làm này hoàn toàn phù hợp dù là hình thức quảng cáo online hay offline. Tuy nhiên ESP thì có luật riêng của họ, bạn cần lưu ý một qui luật rằng “nếu ESP không hiểu được nội dung của email là gì thì email đó sẽ được xem là email spam“. Hình ảnh là một dạng dữ liệu mà hệ thống tự động rất khó nắm bắt nội dung nên nếu chỉ sử dụng hình ảnh lớn trong template email thì rất dễ dàng vào spam.

a. Lưu ý 1:

Đảm bảo luôn xuất hiện chữ và hình ảnh trong email đồng thời tỷ lệ tối thiểu giữa hình ảnh và chữ cần đạt ít nhất 50:50 (nếu khu vực chữ xuất hiện càng nhiều càng tốt). Một mẫu thiết kế template được xem là tốt nếu đạt tỷ lệ 80:20 trong đó 20% là hình ảnh.

Bên cạnh vấn đề về hình ảnh thì cấu trúc template email cũng rất quan trọng. Để thiết kế template email đúng chuẩn chúng ta cũng cần tối giản các thẻ HTML sao cho không có quá nhiều thẻ thưa không cần thiết. Khi bạn sử dụng quá nhiều thẻ thì template email  sẽ càng phức tạp và khó tương thích với nhiều ESP trong một email. Mỗi ESP đánh giá template theo một tiêu chuẩn khác nhau nhưng các ESP đều hướng đến sự đơn giản nhất. Email là một công cụ trao đổi thông tin giữa người và người nên phần lớn các email gửi cho nhau sẽ có kết cấu rất đơn giản. Do đó khi bạn dùng email marketing thì cần làm sao email gửi đi tự nhiên và đơn giản như email trao đổi thông thường.  

b. Lưu ý 2:

- Mẫu thiết kế template email cần có kết cầu HTML đơn giản nhất có thể, như thế sẽ dễ dàng hơn cho bộ lọc, các ESP luôn lọc template email của chúng ta theo trật tự từ trên xuống nên phần lớn các nội dung và cấu trúc phần đầu email sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng của mẫu email.

- Nên sử dụng thẻ <table> thay cho thẻ <div>

- Sử dụng kiểu css inline.

c. Lưu ý 3:

Nếu được bạn hãy dành vài dòng đầu tiên đơn thuần chỉ là text sẽ là tốt nhất. Mẫu thiết kế template email phối hợp hài hoà giữ hình và text theo tỷ lệ 50:50. Bạn có thể cải thiện bằng cách thêm text vào phần dưới của mẫu email.

 

Ví dụ một số mẫu email marketing

a. Layout cho email marketing

b. Mẫu email marketing

Mẫu email đơn giản:

 

 

 

 

 

 

 

II. HTML THEO CHUẨN SEO

1. Cấu trúc HTML theo chuẩn w3c

Việc ứng dụng các tiêu chuẩn W3C đem lại các lợi ích sau khi thiết kế website.

- Website sẽ thân thiện hơn với các Search Engine đặc biệt là Google.

- Website được hỗ trợ tốt trên nhiều trình duyệt web.

- Tương thích với mọi thiết bị di động.

- Tốc độ load trang nhanh.

Cấu trúc cơ bản:

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">

<html>
      <head>

            <title>Tiêu đ trang web</title>

      </head>

      <body>

            <div id='header'>Header</div>

            <div id='content'>Content</div>

            <div id='footer'>Footer</div>

</body>

 

</html>

 

Mỗi trang web đều có cách thể hiện cấu trúc khác nhau, có trang 1 cột, có trang 2 và cũng có trang chứa nhiều cột, bên dưới đây một trang đơn giản sử dụng 2 cột để layout.

- Phần đầu: header, có thể chứa logo, câu slogan, các liên kết, các banner liên kết, các button, đoạn flash, hoặc các form ngắn như form tìm kiếm,...

- Phần liên kết toàn cục: global navigation, dùng để chứa các liên kết đến những trang quan trọng trong toàn bộ trang, trong phần này có thể chứa thêm các liên kết con (sub navigation).

- Phần thân của trang: page body, phần này chứa phần nội dung chính (content) và phần nội dung phụ (sidebar).

- Phần nội dung chính: content, phần này chứa nội dung chính cần thể hiện cho người dùng xem.

- Phần nội dung phụ: sidebar, phần này có thể chứa liên kết phụ của từng trang (local navigation), hoặc các banner chứa liên kết liên quan, hoặc có thể dùng để chứa các liên kết quảng cáo,...

- Phần cuối trang web: footer, phần này thường chứa phần liên hệ như: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mail liên hệ,... và đặc biệt là copyright, hoặc có thể chứa các liên kết toàn trang, các banner liên kết,...

Cấu trúc HTML5

 

<!DOCTYPE html> 
<html>
   <head> <title> A Simple HTML Page </title> </head> 
   <body>
      <header>Header 
        <nav> <a href='#'>Some Nav Link</a> <a
            href='#'>Some Other Nav Link</a> <a href='#'>A Third Nav Link</a>
          </nav> 
      </header> 
      <section> 
         <article> <p> This is an important section of content on the page. 
             Perhaps a blog post. </p> 
             <aside> <p> This is an aside for the first blog post. </p> 
             </aside> 
         </article>
         <article> <p> This is an important section of content 
             on the page. Perhaps a blog post. </p> 
          </article> 
      </section> 
      <footer>Footer</footer>   
   </body> 
</html>

 

 

- Thẻ header: như tên cho thấy, thẻ header được dự kiến để đánh dấu một phần của trang HTML là phần tiêu đề.

- Thẻ section: thẻ section dùng để xác định các phần quan trọng của nội dung trên trang. Thẻ này có phần tương tự như việc chia một cuốn sách thành các chương.

- Thẻ article: thẻ article (mục) xác định các phần nội dung chính trong một trang web. Hãy nghĩ về một blog, nơi mà mỗi bài đăng riêng sẽ tạo nên một phần nội dung có ý nghĩa.

- Thẻ aside: thẻ aside cho biết nội dung có chứa trong thẻ này có liên quan đến nội dung chính của trang, nhưng không phải là một phần của nó. Nó hơi giống như việc sử dụng các dấu ngoặc đơn để tạo ra một chú thích trong phần thân của văn bản (như thế này). Nội dung trong các dấu ngoặc đơn cung cấp thêm thông tin về phần tử chứa nó.

- Thẻ footer: thẻ footer đánh dấu nội dung phần tử đã chứa như cuối trang của tài liệu

- Thẻ nav: nội dung có chứa trong thẻ nav được dành cho các mục đích chuyển hướng

2. Tối ưu hóa đường dẫn (url) website

Tạo ra một đường dẫn rõ ràng cho google bot dễ nhận dạng, các từ ngữ tượng trưng như một từ khóa trong kết quả tìm kiếm google.

3. Tối ưu hóa các thẻ <title> <meta>

a. Thẻ <tilte>: Google sẽ ưu tiên chọn lọc thẻ <title></title> ở trang website của các trang web có nội dung liên quan đến từ khóa, website nào có thẻ title đúng và chính xác với từ khóa tìm kiếm sẽ được ưu tiên hiển thị lên thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của google.

b. Thẻ <meta>: Đây là một thẻ quan trọng tiếp theo sau thẻ <title></title>. Thẻ <meta> bao gồm các loại thẻ như:

- Thẻ <meta name="description" content="mô tả" />:  thẻ mô tả tóm tắt nội dung của website,  nội dung mô tả này được google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự, nhưng bạn cũng không nên cut (...) mô tả nếu nó dài hơn 160 ký tự. Chúng ta có thể chấp nhận độ dài trong khoảng 160-250 ký tự để hiển thị đầy đủ mô tả.

- Thẻ <meta name="keywords" content="từ khóa" />:  thẻ mô tả từ khóa của website

- Thẻ <meta http-equiv="content-language" content="vi" />:  thẻ khai báo ngôn ngữ website, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website.

- Thẻ <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />: thẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho website.

4. Tối ưu hóa các thẻ heading <h1> <h2> …<h6>

Thông thường khi google đọc nội dung trên trang web , google bot sẽ ưu tiên đọc các thẻ heading chủ đạo để nắm được tóm tắt nội dụng website.

<H1> : Nội dung chính bạn muốn đề cập, có từ khoán bạn SEO ( dùng duy nhất 1 thẻ H1 trong 1 webpage ).
<H2> : Mô tả ngắn ngọn nội dung chính, có từ khóa bạn SEO ( Không lên quá 5 lần ).
<H3> : Mô tả ngắn ngọn nội dung liên quan ( không quá 7 lần )
<H4> : Không quá 10 lần
<H5> : không nên quá 15 lần
<H6> : không nên quá 20 lần.

Từ thẻ H3 trở đi bạn không nên cài từ khóa vào đó. Google sẽ nghĩ rằng : nội dung chỉ cho robot 
đọc chứ không phải cho người đọc.

5. Tất cả các thẻ Image đều có chứa thuộc tính mô tả ALT

Thẻ ALT của hình nên chứa từ khóa, hoặc mô tả về tấm hình. 

 

Dưới đây là 02 mẫu về Email Marketing mà bạn nên tham khảo:

Demo Template Email Marketing

Optimize Your Marketing Automation