chia sẻ:

Influencer marketing trong du lịch

12.07.2018 | Sale & Marketing

Những thông tin hot nhất gần đây trong chương trình truyền hình Shark Tank Viêt Nam đã gây xôn xao, tò mò về một Startup về lĩnh vực Influencer marketing nhận được số tiền đầu tư 300.000 USD.
Vậy trong ngành công nghiệp không khói, ngoài việc phải xây dựng website du lịch thật chuyên nghiệp, chúng ta cần có chiến lược marketing đúng đắn hay sử dụng influencer marketing như nào để mang lại hiệu quả lớn nhất cho cách doanh nghiệp?
Influencer marketing trong du lịch

Vậy trước hết, hãy cũng VietISO hiểu thế nào là Influencer marketing?

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.

Influencer marketing được phân loại thành những nhóm nào?

Influencers có thể được phân thành nhiều nhóm với những đặc điểm, thế mạnh riêng. Tuỳ vào mục tiêu mỗi chiến dịch, nhãn hàng có thể sử dụng 1 hay kết hợp nhiều nhóm influencer để đạt kết quả mong muốn. Có nhiều cách để “phân loại” influencer. Ngoài việc dựa vào lượt follower, nhà quảng cáo còn có thể dựa vào tính chất công việc, nội dung chia sẻ của họ cũng như mức độ quan tâm của fans với những gì mà họ chia sẻ để phân loại. Chúng ta sẽ phân loại influencer thành 4 nhóm chính:

  • (1) Người nổi tiếng
  • (2) Người ảnh hưởng lớn,
  • (3) Người ảnh hưởng vừa và nhỏ,
  • (4) Người ảnh hưởng siêu nhỏ.

Social celebrities – Người nổi tiếng

Đây thường là những người hoạt động trong giới giải trí, có thương hiệu cá nhân, đại diện cho lối sống riêng và có lượng fan siêu lớn (trên 1 triệu fans).

Điển hình ở Việt Nam có thể thấy Ca sĩ Noo Phước Thịnh hiện là đại sứ du lịch cho Nhật Bản

Ca sĩ Noo Phước Thịnh hiện là đại sứ du lịch cho Nhật Bản

Họ sẽ giúp thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lí người dùng cũng như uy tín của bản thân. Họ thích hợp làm đại sứ thương hiệu để xây dựng hình tượng người tiêu dùng chuẩn (đại diện) của sản phẩm, từ đó lôi cuốn những người tiêu dùng có đặc tính tương tự đến với sản phẩm.

Tuy nhiên, brand chắc chắn sẽ bỏ ra kinh phí không hề nhỏ khi hợp tác với các top celebs này. Mặt khác, theo dữ liệu trên, người nổi tiếng thật sự không có nhiều sự kết nối với fans trên các fanpage mạng xã hội của họ (tỷ lệ tương tác 0,76%).

Macro influencers – Người ảnh hưởng lớn (vĩ mô)

Họ có thể là những chuyên gia nổi bật trong một lĩnh vực nào đó, thường là những người tạo ra xu hướng mới, kích thích fan làm theo trào lưu và có từ 250.000 – 1 triệu fan. Mặc dù độ nổi tiếng không bằng top celebs nhưng macro influencer gần gũi với fan hơn và có khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Các macro influencer là ý tưởng tuyệt vời để brand quảng bá sản phẩm đến một nhóm người cụ thể nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm có thể được nhìn thấy rộng rãi. Mặt khác, người tiêu dùng sẽ nhận ra mức độ phổ biến của sản phẩm thông qua macro influencer.

Power middle influencers – Người ảnh hưởng vừa và nhỏ

Những cái tên như blogger Đinh Võ Hoài Phương mà mọi người thường nhắc đến cái tên dễ thương, quen thuộc "Khoai Lang Thang, blogger du lịch Đinh Hằng… nằm trong nhóm này. Họ thường nổi tiếng trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó như: , blogger du lịch, nhà văn, dancer, đạo diễn, huấn luyện viên yoga, reviewers sản phẩm công nghệ.... Fan theo dõi họ thường có sự quan tâm đặc biệt cũng như tin tưởng vào những nội dung/lĩnh vực mà họ chia sẻ.

Một ví dụ về Vlog của gương mặt Đinh Võ Hoài Phương - Khoai Lang Thang

Sở hữu từ 10.000 – 250.000 fans, nhóm này tương tác đủ tốt và thường xuyên trao đổi với fan. Người ảnh hưởng vừa và nhỏ có nhiều khả năng thuyết phục người theo dõi thử sản phẩm hoặc tạo ra nhận diện về thương hiệu. Khi hợp tác với nhóm này, thông điệp về nhãn hàng sẽ được truyền tải qua lăng kính và phong cách riêng của từng người. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông điệp về chất lượng/đặc tính sản phẩm mà nhãn hàng muốn truyền tải. Ví dụ, blogger Đinh Hằng thường xuyên post những bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi tiết kiệm nên khi cô “share” thông tin vé máy bay giảm giá của 1 hãng bay nào cũng được fan quan tâm rất nhiều.

Nếu blogger Đinh Hằng chia sẻ thông tin vé máy bay giảm giá sẽ được nhiều fan du lịch quan tâm.

Micro influencer – Người ảnh hưởng siêu nhỏ

Họ được xem là những người “bình thường” nhất trong các nhóm influencer. Họ có thể là người mẫu, photographer tự do, sinh viên múa… và có quan hệ thân thiết với fans. Thông thường, khán giả theo dõi những người ảnh hưởng siêu nhỏ này bởi vì họ thật sự có một mối quan hệ thật ngoài đời hoặc là chia sẻ một sự quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống. Chia sẻ của họ cũng là trải nghiệm thật sự của 1 người tiêu dùng bình thường nên mức độ đáng tin rất cao.

Dữ liệu phân tích của Hiip cho thấy, dù giới hạn về lượt theo dõi (1.000 – 10.000 fans) nhưng micro influencer lại là nhóm có tỷ lệ tương tác cao nhất trong 4 nhóm. Do đó, nếu muốn tiếp cận khách hàng mục tiêu ở cấp độ “ngách” nhất, brand có thể hợp tác với nhóm này. Mặt khác, hợp tác với người ảnh hưởng siêu nhỏ cũng giúp brand tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà vẫn đạt được một số mục tiêu nhất định.

Như vậy, nhóm influencer nào cũng có thế mạnh và mang lại lợi ích riêng. Tuỳ theo từng mục tiêu chiến dịch cũng như ngân sách mà brand nên có cách sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều nhóm influencer khác nhau để đạt hiệu quả mong muốn. Nếu 1 chiến dịch nhằm mục đích gia tăng nhận diện thương hiệu nhưng đồng thời cũng muốn xây dựng hình tượng cao cấp của thương hiệu, brand có thể hợp tác với celebs, kết hợp với macro influencer. Nếu 1 chiến dịch muốn người tiêu dùng trải nghiệm, tham gia, tương tác thì sự kết hợp giữa người ảnh hưởng nhỏ và siêu nhỏ cũng có thể là giải pháp phù hợp. Trên thực tế, nhiều nhãn hàng luôn có sự kết hợp các nhóm influencer khác nhau khi triển khai 1 chiến dịch influencer marketing.

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia chiến dịch Việt Nam tươi đẹp

Hiện nay, tại Việt Nam, xuất hiện rất nhiều hot blogger du lịch nổi tiếng có độ ảnh hưởng từ rộng đến ít hơn. Chúng ta có lẽ không thể nào quên được cái tên Trần Đặng Đăng Khoa với hành trình xuyên qua 23 quốc gia trong 150 ngày bằng xe máy, vượt qua quãng đường hơn 20.000 km đến Pari. Hay cái tên Khoai lang thang với sự giản dị, gần gũi, dân dã bằng những video ghi lại hành trình khám phá các địa danh Việt Nam. Và rất nhiều nhiều cái tên truyền cảm hứng khác nữa.

Kết luận: Việc triển khai các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp du lịch có vô số phương thức, công cụ đẻ sử dụng, từ offline như banner, áp phích, hội thảo đến online như Google, Facebook, email marketing,... Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn triển khai các phương thức đó mà không chuẩn bị một nền tảng tốt thì không thể nào thu lại lợi ích cao nhất được. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn, nên xây dựng website du lịch trực tuyến một cách chuyên nghiệp đẳng cấp để có thể hòa mình vào xu hướng du lịch trực tuyến của thế giới. Gửi yêu cầu nhận báo giá ngay?

>>> Xem thêm: Xây dựng website du lịch đẳng cấp cần những yếu tố gì?

 

Đăng ký để nhận được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia!

(*) là thông tin bắt buộc mà bạn phải nhập