chia sẻ:

GDS là gì? Vai trò của GDS trong kinh doanh khách sạn

Cập nhật 22.05.2024 | Kiến thức

Hiện nay, GDS đang trở thành một phần không thể thiếu trong Ngành Du lịch, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Hệ thống GDS đóng vai trò như cầu nối kết nối các khách sạn với mạng lưới đại lý du lịch rộng lớn trên toàn cầu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh phòng khách sạn.
GDS là gì? Vai trò của GDS trong kinh doanh khách sạn

1. GDS là gì?

GDS là thuật ngữ được viết tắt bởi từ “Global Distribution System”, là mạng lưới đặt chỗ được điều hành, quản lý điện toán hóa trên toàn thế giới. GDS được sử dụng như một điểm truy cập trung gian để thực hiện đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay và các dịch vụ du lịch khác.

GDS à gì

GDS sẽ kết nối các công ty hàng không, khách sạn và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác với các đại lý du lịch lại với nhau. Theo đó, đại lý du lịch có thể truy cập vào cổng kết nối với GDS để truy cập thông tin giá cả, tình trạng dịch vụ,... Hệ thống sẽ tự động cập nhật số lượng dịch vụ theo thời gian thực để đảm bảo người dùng có thể mua, sử dụng dịch vụ mà không bị trùng lặp.

Phương thức bán phòng qua hệ thống GDS còn được gọi là B2B – Business to Business. Bởi các công ty du lịch lữ hành khi hợp tác với các GDS sẽ lấy thông tin đặt phòng của các khách sạn có trên hệ thống để bán cho khách du lịch của mình.

2. Vai trò của GDS trong kinh doanh khách sạn

Hệ thống phân phối toàn cầu GDS mang lại cho các khách sạn rất nhiều lợi ích, bao gồm:

Tăng khả năng tiếp cận các đại lý du lịch

Nền tảng GDS được kết nối với một mạng lưới đại lý du lịch rộng lớn trên toàn cầu. Điều này có thể giúp sản phẩm dịch vụ của khách sạn có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, bao gồm cả những nhóm khách hàng chưa được tiếp cận thông qua các kênh tiếp thị khác.

>>> Xem thêm: Tiếp cận thị trường mới bằng cách hợp tác với đại lý du lịch trực tuyến

Quy trình đặt phòng hiệu quả hơn

Vai trò của GDS trong kinh doanh khách sạn

GDS thường cung cấp một hệ thống đặt phòng tập trung cho phép các khách sạn quản lý tình trạng phòng khách sạn trên một giao diện duy nhất. Đồng thời, GDS đảm bảo cập nhật theo thời gian thực về giá và tình trạng phòng trống, giúp loại bỏ nguy cơ Overbooking. Đại lý du lịch có thể nhanh chóng truy cập thông tin cập nhật về tình trạng phòng trống, giá cả và các thông tin chi tiết cần thiết khác một cách chính xác.

>>> Xem thêm: Ứng dụng Blockchain trong khách sạn

Ít tốn kém hơn so với các hình thức tiếp thị khác

Mặc dù tốn một khoản phí ban đầu để thiết lập hệ thống phân phối toàn cầu cho một khách sạn, nhưng khoản phí này thường thấp hơn nhiều so với việc đầu tư vào chi phí tiếp thị để đạt được mức tăng tương tự về lượng đặt phòng.

Thay vì phải đầu tư chi phí và thời gian vào việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị mới, khách sạn có thể ngay lập tức tiếp cận thị trường bằng cách đăng ký các hệ thống phân phối toàn cầu.

3. Các hệ thống GDS phân phối toàn cầu

Hiện nay, trên thế giới có 3 kênh GDS hàng đầu là Sabre, Amadeus và Travelport. Cụ thể:

Sabre

Hệ thống phân phối toàn cầu Sabre thuộc sở hữu của Sabre Holdings chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ toàn diện cho ngành du lịch. Theo Wiki, hệ thống phân phối toàn cầu Sabre (GDS), được sở hữu bởi Sabre Holdings, được sử dụng hơn 55,000 chi nhánh du lịch toàn cầu với 400 đường bay, 88,0000 khách sạn, 24 thương hiệu xe cho thuê và 13 tuyến tàu biển.

Amadeus

Amadeus là một trong những hệ thống phân phối toàn cầu (GDS) hàng đầu trên thế giới, chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ trong lĩnh vực du lịch và ngành công nghiệp hàng không. Có trụ sở chính tại Madrid, Amadeus tập trung phát triển thị phần tại khu vực EMEA (Châu u, Trung Đông và Châu Phi).

Amadeus là một trong những hệ thống GDS phổ biến toàn cầu

Đáng chú ý là Marriott International và IHG - hai công ty khách sạn lớn nhất thế giới đã chọn hệ thống đặt phòng trung tâm dựa trên đám mây của Amadeus để tối ưu hóa quy trình đặt phòng của họ.

Travelport

Mặc dù chiếm thị phần nhỏ hơn Sabre và Amadeus nhưng Travelport vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khách sạn với các đại lý du lịch và khách hàng tiềm năng trên toàn cầu. Hiện nay, TravelPort đang tập trung khai thác ở thị trường Mỹ và phát triển mạnh mẽ ở Châu Á.

4. Những lưu ý khi chọn GDS

Lựa chọn đơn vị cung cấp GDS đúng thị trường mục tiêu: Mỗi một đơn vị cung cấp GDS sẽ có phạm vi hoạt động, thị trường cụ thể. Vì vậy, cần xác định xem GDS có phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn hay không để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bảo mật: Phần mềm GDS cần tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm các quy định như GDPR (General Data Protection Regulation) trong Liên minh Châu Âu hoặc các quy định tương tự ở các khu vực khác trên thế giới. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân được xử lý một cách hợp pháp, công bằng và tôn trọng.

Tích hợp PMS: Trước khi quyết định hợp tác với đơn vị cung cấp GDS, hãy kiểm tra xem họ có tích hợp GDS với hệ thống quản lý tài sản (PMS) hay không. Việc tích hợp với PMS có thể giúp hệ thống hoạt động mượt mà, tối ưu hóa quản lý và khai thác dữ liệu của khách sạn một cách hiệu quả.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về hệ thống phân phối toàn cầu GDS, lợi ích của hệ thống này với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cũng như những điều cần lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp hệ thống GDS. Đừng quên truy cập chuyên mục “Tài nguyên” của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về du lịch nhé!