chia sẻ:

Xây dựng chiến lược quản lý thành công trong ngành du lịch

19.04.2017 | Sale & Marketing

Điều hành một doanh nghiệp là công việc vô cùng khó khăn. Trong thời đại kinh doanh, có thể dễ dàng thấy rằng để có thể trở thành một lãnh đạo, một nhà quản lý tốt cần đến rất nhiều sự nỗ lực, kiến thức, cũng như các kỹ năng tốt chứ không phải tự nhiên mà có. Yêu cầu và đòi hỏi ở một người quản lý là rất cao, chính vì vậy, nhiều nhà lãnh đạo vẫn mắc phải những sai lầm và gặp khó khăn trong việc kế hoạch các chiến lược quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh hơn. Dưới đây sẽ là ba yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một chiến lược quản lý thành công.
Xây dựng chiến lược quản lý thành công trong ngành du lịch

 

Sự đổi mới

Thành công trong kinh doanh có thể đến từ bất kỳ điều gì, sản phẩm và dịch vụ chất lượng, những chiến lược marketing hiệu quả, đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi,... nhưng yếu tố quan trọng nhất trong tất mọi lĩnh vực, ngành nghề đó chính là sự đổi mới. Xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ đều tiến lên trước, và kinh doanh cũng mỗi ngày lại nảy sinh ra một xu hướng mới, chính vì vậy, điều kiện bắt buộc của các doanh nghiệp đó là không ngừng cách tân, không ngừng cải tiến, đặc biệt là trong ngành du lịch.

Được xem như là một nghề “làm dâu trăm họ”, du lịch phải đáp ứng một số lượng khổng lồ những sở thích, nhu cầu khác nhau của hàng trăm, hàng nghìn khách hàng cũng như luôn luôn phải bắt kịp với các xu hướng du lịch mới thay đổi hàng ngày trên thế giới. Đổi mới chính là nhiệm vụ nặng nề có thể khiến bất kỳ nhà lãnh đạo nào đau đầu. Đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào thì mới hiệu quả?

Và câu trả lời cho mỗi người quản lý chính là công nghệ. Trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy cạnh tranh như hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển một cách nhanh chóng và bền vững. Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn.

Thay vì kinh doanh offline như truyền thống, hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang kinh doanh trực tuyến trên website cũng như các ứng dụng di động. Dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào khách hàng cũng có thể booking ngay những thứ họ cần. Trong báo cáo 2016 của Google cho biết 72% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh, vì vậy chiến lược mobile first – ưu tiên di động đang được rất nhiều du lịch chú trọng phát triển.

Ở Việt Nam, tất cả các hàng hàng không như VienamAirline, Jetstar, ViẹtjetAir đều triển khai bán vé trên Internet. Chỉ vài thao tác, vé máy bay đã sẵn sàng cho những chuyến đi. Vì vậy, điều kiện bắt buộc phải có của một công ty kinh doanh du lịch đó là website, một website được xây dựng tương thích với mọi thiết bị di động. Ngoài ra, để tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay ở bước đầu tư vào ứng dụng sẽ là một lợi thế lớn của doanh nghiệp. 

 

Quản lý thời gian

Chắc hẳn ai cũng biết câu nói “thời gian là vàng bạc”, thế nhưng không phải nhà lãnh đạo nào cũng  biết sử dụng thời gian một cách hợp lý. Tính chất phức tạp trong các doanh nghiệp ngày nay khiến cho các nhà lãnh đạo phải thật sự quan tâm đến việc tận dụng thời gian sao cho đạt  kết quả công việc cao nhất. Quản lý nghĩa là làm việc và tổ chức cùng với người khác. Phần lớn thời gian là dùng để giao tiếp, tổ chức công việc với nhân viên. Muốn quản lý thời gian hiệu quả, những người quản lý  phải biết tự sắp xếp và tổ chức thời gian của chính mình.

 

 

1. Aware : Nhận biết 

Nhận biết đâu là điều quan trọng cho cá nhân và công việc. Giai đoạn đầu tiên này giúp xác định mục tiêu cụ thể các yếu tố trên. Bạn phải coi trọng các yếu trên. Bạn phải coi trọng các yếu tố liên quan đến cách thức sử dụng thời gian, thói quen, tác phong, giao tiếp và trách nhiệm công việc của bạn.

2. Analysis : Phân tích điều cần làm

Để cải thiện sử dụng thời gian bạn cần đào sâu chi tiết về cách sử dụng thời gian hiện tại / những điều làm mất thời gian. Phân tích như vậy giúp bạn sẽ xác định được cần làm gì để tốt hơn. 

3. Attack : Ăn cắp thời gian (TG) 

Có nhiều điều làm mất thời gian của bạn. Những “kẻ cắp thời gian” cần phải loại bỏ khi bạn chú tâm vào những điều thiết yếu. 

4. Asignment : Lập trật tự ưu tiên 

Khi loại trừ “kẻ cắp thời gian'', bạn nhớ lập trật tự ưu tiên cho công việc đang dang dở. Cần làm những việc này một cách đều đặn.

5. Arrangement : Sắp đặt kế hoạch 

Giai đoạn cuối cùng là bạn phải sắp xếp thời gian có mục đích rõ ràng. Nhớ đều đặn hoàn thiện các kỹ năng “nhỏ bé” kể trên để phục hồi thời gian đã mất. Bạn cần phải có kế hoạch thông minh. Bây giờ chúng ta cùng xem kỹ hơn năm giai đoạn này : 

 

3. Giao tiếp thành công

Giao tiếp được cho là phần quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược quản lý. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng sẽ thất bại nếu nhân viên không hiểu những gì nhà lãnh đạo đang cố gắng truyền tải và thực hiện.

“Sự thật là, 95% nhân viên không hiểu chiến lược của công ty họ. (Họ sẽ phải thực thi một kế hoạch như thế nào nếu họ không hiểu nó?)”

-Harvard Business School

Điểm mấu chốt là kinh doanh luôn phục vụ con người – nó đã luôn luôn thế và sẽ luôn luôn như vậy. Một doanh nghiệp thường thất bại không phải bởi vì lãnh đạo không biết kinh doanh mà thường bởi vì họ không hiểu những người đang làm việc với họ.

Thành công của tổ chức phần lớn nằm ở mối liên kết giữa nhân viên là lãnh đạo. Một môi trường thiếu sự gắn bó của nhân viên, người lãnh đạo không chủ động tạo mối liên kết với nhân viên mới là người chịu trách nhiệm chính.

 

 

Dưới đây là một vài tips giúp giao tiếp thành công với nhân viên

•            Hãy chú ý lắng nghe các nhân viên của bạn. 

•          Thông thường, những cuộc nói chuyện trực tiếp với các nhân viên trong công ty là rất quan trọng; chỉ khi các nhân viên làm việc ở xa, bạn mới nên nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn không thể gặp gỡ hàng tuần, hãy thực hiện ít nhất một lần trong một tháng.

•          Trò chuyện với nhân viên về công việc. Bạn nên thường xuyên tiếp cận để tìm hiểu về các thay đổi tại công sở từ trên xuống dưới.

•         Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá; tránh những điều ngạc nhiên bất ngờ. Đừng để đến buổi họp thường niên, các nhân viên mới phải giật mình trước những đánh giá của bạn về công việc họ làm.

•         Đừng che đậy đằng sau các e-mail. E-mail là một công cụ giao tiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt đối mặt hay ít nhất là qua điện thoại.

 

Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.