chia sẻ:

Content Marketing: Học từ những thất bại (P1)

07.06.2017 | Sale & Marketing

Content Marketing trên môi của mọi người bây giờ đã trở nên vô cùng phổ biến và quen thuộc, với 88% các doanh nghiệp mô hình B2B sử dụng trong năm 2016, theo như nghiên cứu từ Content Marketing Institute and MarketingProfs. Nhưng nếu nội dung là thành phần rất quan trọng của một chiến lược marketing và được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp, tại sao hiện nay vẫn có rất nhiều công ty thất bại hay không đạt được hiệu quả như mong muốn?
Content Marketing: Học từ những thất bại (P1)

Khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ có 30% các marketer nói rằng doanh nghiệp của họ đạt hiệu quả tốt khi thực hiện content marketing: Để trả lời vấn đề này và những câu hỏi quan trọng khác, chúng tôi đã dành một bài viết chuyên môn để giải đáp về Content Marketing và mang đến những giải pháp mà có thể bạn không hề nghĩ đến. Chúng tôi đã mời một vị khách đặc biệt là Arnie Kuenn, CEO của Vertical Measures, một diễn giả quốc tế, và cũng là đồng tác giả của cuốn sách Content Marketing Works, để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của ông, cũng như đưa ra những lời khuyên giúp bạn tăng hiệu quả cho chiến dịch Content Marketing của mình.

#1: Công cụ hữu ích để phát triển Content Marketing

Như chúng ta đã biết để thực hiện Content Marketing là điều không hề dễ dàng một chút nào, rất kỳ công. Khi tạo ra những bài viết mới, sẽ có rất nhiều điều cần chú ý để duy trì sự kết nối giữa nội dung và người xem. Bạn cần phải giữ ý tưởng luôn tươi mới, độc đáo, lên lịch đăng, gửi, hay tạo, sửa chữa bài viết, thậm chí đầu tư rất nhiều thời gian để phân tích và tối ưu hóa các trang chứa nội dung,… Có quá nhiều nhiệm vụ cũng như những công việc cần phải làm cho một chiến dịch Content Marketing, và trên thực tế để giải quyết được hết các vấn đề này là một thử thách không nhỏ. Chính vì vậy, những công cụ hữu ích dưới đây có thể hỗ trợ bạn rất nhiều:

Lên ý tưởng nội dung: Answerthepublic, BuzzSumo, Feedly, Keyword Planner

Lên kế hoạch: Asana, CoSchedule, Google Sheets, Evernote, Trello

Tạo nội dung: Canva, Contently, CoSchedule’s Headline Analyzer, Grammarly, Percolate, Piktochart, Readable.io, Text Brokers, Venngage, WordPress

Tối ưu hóa trang: Ahrefs, Keyword Planner, Moz, Screaming Frog, SEMrush

Phân tích: Google Analytics, Google Search Console,  Lucky Orange, Moz, SEMrush

#2 Kết hợp những câu chuyện kể trong nội dung hay blog 

Mục tiêu chính của việc tạo nội dung là thu hút được sự chú ý của khách hàng, và khiến họ đọc hoặc xem cho tới khi kết thúc. Điều này sẽ được thực hiện với một câu chuyện kể thú vị. Kể chuyện là một phương pháp không thể thiếu trong Content Marketing, giúp thương hiệu của bạn tạo sự khác biệt cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong ngành digital marketing khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc kết hợp yếu tố kể chuyện vào trong Content Marketing có thể là một thử thách. Một vài doanh nghiệp đã nhận thấy rất khó để kể những câu chuyện hấp dẫn của mình thông qua nội dung mà không làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc kinh doanh. Dưới đây sẽ là một số thách thức lớn nhất khi áp dụng kể chuyện để thu hút người xem:

Kết hợp các câu chuyện kể và yếu tố giáo dục

Khi tạo nội dung về các sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần phải kể một câu chuyện đặc biệt về thương hiệu và giáo dục người xem. Arnie Kuenn đã chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình, nhóm của ông đã tách hai yếu tố này bằng cách tạo ra các phần nội dung khác nhau cho các mục đích khác nhau. Một câu chuyện thương hiệu tốt giải thích cho người xem những gì bạn đang làm và lý do làm điều đó, để giúp bạn kết nối cảm xúc chân thật nhất với mọi người.

Tìm kiếm những chủ đề phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người xem

Website là một thư viện thông tin, và hiện nay trên Internet có hàng nghìn, hàng vạn thư viện khác nhau, chính vì vậy, người xem ngày càng đòi hỏi khắt khe về nội dung mà họ nhận được hàng ngày. Bạn cần phải tạo ra những bài viết, nội dung thật sự hay để có thể hấp dẫn và kết nối với khách hàng mục tiêu. Nếu không, bạn sẽ bị “chìm nghỉm” trong “biển sâu” nội dung ngoài kia.

Khi chọn một chủ đề cho bài viết, video, infographic tiếp theo trên Blog, hãy tự đặt câu hỏi: “Nội dung của bạn có thể giải quyết được những vấn đề gì? Cung cấp kiến thức gì?” Hãy viết xuống tất cả ý tưởng bạn nghĩ ra cho câu hỏi này, sau đó thu hẹp, và khoanh lại câu trả lời bạn cho là tốt nhất. Hãy tiến hành nghiên cứu thông qua các công cụ như Google Trend và “lắng nghe” vấn đề mọi người đang bàn luận sôi nổi nhất liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Kết nối mọi người thông qua cách kể chuyện

Kể một câu chuyện đơn giản về thương hiệu của bạn là không đủ. Bạn nên đảm bảo rằng, những câu chuyện người xem có thể hiểu được và cung cấp cho thông tin họ thật sự cần. Hãy hỏi bản thân: “Điều gì làm người xem quan tâm, thích thú với câu chuyện của bạn?”.

Câu chuyện gây tiếng vang và để lại ấn tượng với mọi người thường là những câu chuyện mà người kể chân thành và cởi mở chia sẻ về niềm đam mê và những khó khăn họ gặp phải. Cần cá nhân hóa và chân thật. Hơn nữa, những câu chuyện kể hấp dẫn sẽ giúp bạn mở rộng vòng khách hàng, khi người xem có thể chia sẻ, kết nối với rất nhiều người khác có cùng mối quan tâm.

Tìm hiểu sâu hơn các kiến thức cũ

Ngày nay, tất cả doanh nghiệp đều đầu tư vào content marketing và kết quả là, chúng ta đang thấy nhiều nội dung tương tự nhau trên các web. Trong môi trường digital marketing cạnh tranh cao hiện nay, rất khó để tách khỏi đám đông với những kiến thức, quan điểm chung chung và sáo rỗng. Điều mà các marketer thực sự cần phải làm là tìm hiểu và nghiên cứu thật sâu để mang lại cho người xem khía cạnh mới từ những kiến thức tưởng như đã quá cũ.

Ra quyết định về phương tiện truyền tải nội dung

Khi phát triển chiến lược Content Marketing, bạn cần suy nghĩ về phương tiện sẽ phục vụ tốt nhất cho người xem. Có lẽ câu chuyện của bạn sẽ hiển thị tốt hơn trên video hoặc có thể câu chuyện của bạn chỉ có thể được truyền tải bằng những con chữ. Để chọn phương tiện tốt nhất thực hiện câu chuyện của mình, bạn cần phải biết người xem muốn như thế nào. Bạn có thể tìm ra điều này bằng cách thử nghiệm câu chuyện mình trên từng loại phương tiện và chờ đợi kết quả.

Cân bằng giữa hình thức và chức năng

Một markeer thông minh không chỉ kể một câu chuyện, họ nghĩ chiến thuật về lối kể chuyện sao cho nội dung hấp dẫn, đặc sắc, và khuyến khích người xem hành động. Câu chuyện của bạn cần nhiều hơn hình thức chỉ là một câu chuyện thú vị đơn thuần, nó phải giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh trong thời gian dài.

Hãy nhớ rằng, bạn với tư cách như một người kể chuyện, cần phải hiểu làm thế nào để biến câu chuyện của mình thật đẹp, độc đáo, đáng tin, và hấp dẫn.

#3 Nội dung mới thường xuyên hay một bài viết evergreen theo quý

Các doanh nghiệp đều mong muốn mang lại những nội dung phù hợp, có giá trị và hữu dụng tới người xem. Tuy nhiên, đôi khi có vẻ khó khăn để cân bằng nhu cầu đối với những nội dung mới được xuất bản hàng ngày với các bài viết có giá trị tồn tại lâu dài mang người xem quay trở lại. Mục đích chính của việc tạo ra nội dung là xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với người xem.

Điều đó có nghĩa việc quan trọng bạn cần làm là cung cấp nội dung đúng thời điểm, phù hợp với từng phân khúc đối tượng. Mặc dù, evergreen content (nội dung xanh – các bài viết luôn liên quan và là mối quan tâm của độc giả, content không bị lỗi thời theo thời gian), vẫn duy trì khả năng thu hút truy cập, thứ hạng, lượt chia sẻ đều, nhưng có thể nguy hiểm nếu bạn giữ im lặng (không tạo ra các tin tức mới) quá lâu vì người đọc của bạn có thể quên bạn.

Bên cạnh duy trì evergreen content, bạn vẫn nên xuất bản bài viết có liên quan đến một số sự kiện hiện tại và các chủ đề xu hướng, có giá trị và hữu ích trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy sẽ tốt cho nội dung theo thời gian thực để tạo ra một số lượng lớn lượt xem trang. Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ rằng nội dung thường xuyên không có nghĩa là tạo ra nhiều nhưng lại vô giá trị. Bao giờ chất lượng cũng hơn số lượng. Tạo nội dung vì lợi ích của nội dung không bao giờ là điều tốt.

Hãy cố gắng cân bằng và đầu tư nỗ lực của bạn vào cả 2 loại: nội dung mới và nội dung xanh (evergreen content). Vertical Measures đã sử dụng mô hình “trục bánh xe và nan hoa” (the hub and spoke model) trong chiến lược Content Marketing của mình. Hub có thể là tài liệu hướng dẫn miễn phí, sách trắng (white paper), hoặc thậm chí là một webinar, trong khi spoke là hình thức của một loạt bài đăng trên blog như infographic,… Mô hình hub-and-spoke này sẽ giúp bạn lập kế hoạch và quản lý Content Marketing hiệu quả hơn.

Bạn không cần phải chọn giữa nội dung mới đăng thường xuyên hay là evergreen content, mà hãy cân bằng và thực hiện cả 2, như vậy sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều lượt xem, những khách truy cập thường xuyên, cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của bạn.

Nguồn: semrush.com