chia sẻ:

8 lời khuyên cho hiệu suất bán hàng tốt hơn

19.02.2020 | Sale & Marketing

Tăng cường hiệu suất bán hàng, tăng trưởng doanh thu là yếu tố quan trọng số một của bất kỳ nhà điều hành du lịch nào. Trong bối cảnh ngành dịch vụ không khói phát triển như vũ bão hiện nay đòi hỏi mỗi thương hiệu phải tạo được điểm nhấn khác biệt, giá trị khác biệt nếu không muốn “văng” khỏi cuộc chơi.

Ở bài viết này, chúng tôi mang đến 8 mẹo có thể giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng ở nhiều thị trường mới. Từ đó, thúc đẩy doanh thu nhanh chóng hơn, tạo dựng thương hiệu danh tiếng hơn.
8 lời khuyên cho hiệu suất bán hàng tốt hơn

1. Nêu bật những lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ

Thay vì cố gắng cạnh tranh với các đối thủ, hãy tập trung vào việc chỉ ra những lợi ích độc đáo và hấp dẫn có trong của dịch vụ của bạn. Trong quá trình trao đổi, tương tác với khách hàng, bạn cần phải lắng nghe, xem xét để nêu bật tất cả các khía cạnh tích cực trong sản phẩm.

Hầu hết khách hàng hài lòng sẽ không ngần ngại đưa ra lời chứng thực hay thậm chí là vui mừng sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Khuyến khích khách hàng hoặc tự đăng chúng lên website du lịch của mình một cách tự hào. Mẹo tuyệt vời để thu hút các vị khách tiềm năng mới.

review-cua-du-khach

2. Kết nối với khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội

Hiện nay, hơn 80% khách hàng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong đó đa số du khách ở mọi lứa tuổi tìm hiểu các sản phẩm du lịch, chia sẻ kinh nghiệm hay sở thích của họ lên các kênh truyền thông này.

Do đó, nên sử dụng hình ảnh, video, câu hỏi hoặc các trạng thái để gây ấn tượng và kích thích khách hàng, “châm ngòi” cuộc trò chuyện và thúc đẩy khách hàng tiềm năng theo dõi bạn. Lắng nghe ý kiến ​​của họ và có những phản hồi kịp thời giúp bạn tạo ra các chuyến đi và gói dịch vụ phù hợp hơn.

3. Sản phẩm Upsell - cung cấp trải nghiệm

Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức bán hàng gia tăng hay khuyến khích khách hàng chi nhiều tiền hơn.

Ví dụ: Nếu khách hàng của bạn đang tham gia tour du thuyền Vịnh Hạ Long, hãy cung cấp các tùy chọn chèo Kayak hoặc chinh phục đỉnh Titop để ngắm nhìn toàn cảnh của vịnh. 

upsell-trong-du-lich

Hay như khi khách tỏ ý muốn đặt phòng loại phòng Superior nhưng có nhu cầu muốn ngắm cảnh đẹp của thành phố vào ban đêm, nhân viên có thể đưa ra gợi ý và thuyết phục khách chọn loại phòng Deluxe có ban công với view đẹp hơn, thoáng hơn. Tất nhiên, giá phòng Deluxe cao hơn giá phòng Superior khách đã chọn ban đầu.

Khám phá, thử nghiệm để tìm hiểu những gì khách hàng của bạn muốn và nên sử dụng Phần mềm quản trị du lịch để dễ dàng theo dõi, quản lý các ưu đãi đặc biệt và các sản phẩm bổ sung.

4. Kết nối các dịch vụ lẻ thành sản phẩm trọn gói

Kết hợp hệ thống dịch vụ đơn lẻ trong cùng 1 tour trọn gói là cách làm được khá nhiều đơn vị áp dụng hiện nay. Tạo một tour trọn gói đã bao gồm tất cả chi phí di chuyển, hướng dẫn viên, bữa ăn và trải nghiệm khác (mất phí) rồi cung cấp với một mức giá tốt hơn. Bằng cách này, khách hàng có được trải nghiệm du lịch đầy đủ hơn, bạn có cơ hội bán nhiều dịch vụ hơn so với bán riêng lẻ.

Tuy nhiên, để chốt dịch vụ, quản lý tình trạng cung cấp dịch vụ hay kiểm soát dịch vụ phải được thực hiện nhanh chóng và đơn giản nhất. Với sự trợ giúp của Phần mềm điều hành Tour, việc tạo một tour hoặc gói hoặc booking được hoàn thành chỉ trong vài bước.

chiet-tinh-tour-tren-travelmaster

5. Tìm một thị trường ngách

Một cách để Công ty du lịch kinh doanh thành công đó là tìm một thị trường phù hợp. Thị trường ngách không cần quá phức tạp hay hiếm nhưng nếu càng độc đáo thì càng tốt.

Ví dụ tổ chức các tour xe máy lên vùng tây bắc của Việt Nam hay du lịch một mình. Những xu hướng này được dự báo sẽ làm mưa làm gió trên thị trường thời gian tới và nếu bạn nhanh chân, bạn sẽ về đích trước.

6. Sử dụng nền tảng đặt phòng trực tuyến

Internet đã thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại và nó cũng ảnh hưởng đến cách khách du lịch đặt chuyến đi và cách các đại lý có thể bán sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể cung cấp cho khách tùy chọn booking sản phẩm trực tuyến thông qua website.

thiet-ke-website-du-lich-chuyen-nghiep

Bằng cách đó, bạn không phải lo lắng về việc nhân viên có ngồi ở bàn hay không. Thông qua hệ thống đặt phòng trực tuyến, khách hàng có thể đặt 24/7 vì hệ thống cập nhật và xử lý tự động. Cách thức tuyệt vời này tiện lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp của bạn.

>>> Xem thêm: Xây dựng Website du lịch mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

7. Mở rộng mạng B2B của bạn

Mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác là vô cùng quan trọng. Đối tác giúp bạn tiếp cận thị trường mới, có được khách hàng mới, có ý tưởng mới để phát triển sản phẩm hơn nữa.

8. Tích hợp các hệ thống GDS

Hệ thống GDS nổi lên như là “hệ thống lưu thông” hoặc “xương sống” của ngành công nghiệp bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn truyền thông toàn cầu và một kênh phân phối điện tử du lịch.

GDS đã trở thành lựa chọn cho ngành Du lịch, vì hệ thống có thể thay đổi các yêu cầu của khách du lịch về các hãng hàng không và các công ty du lịch lữ hành, nhà ở, đến các siêu thị du lịch điện tử và các đơn vị kinh doanh chiến lược...

GDS ngày càng cung cấp cả sản phẩm giải trí và kinh doanh, bằng cách cung cấp thông tin và cho phép đặt chỗ cho vé xem hát, gói du lịch và các điểm du lịch. Cuối cùng lõi GDS dự kiến dựa trên mạng lưới các hệ thống máy tính nhỏ hơn, khu vực và chuyên dụng cho các sản phẩm giải trí của du khách.

Hiệu suất và độ tin cậy của CNTT cho phép phân phối và quản lý các đặt chỗ của họ trên toàn cầu bằng cách bắc cầu nhu cầu tiêu dùng với nguồn cung cấp du lịch. Do đó, sự hợp lực tuyệt vời đã đạt được, khi các trình điều khiển toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển của GDS và ngược lại. 

Nguồn: t/h

Liên hệ với VietISO ngay để được tư vấn!