chia sẻ:

Những câu hỏi thường gặp trong thiết kế website

11/03/2011 10:40 | Tư vấn thiết kế website

Chào mừng bạn đến với website chính thức của công ty cổ phần VietISO. Sau đây là những câu hỏi thường xuyên gặp phải trong khi tiến hành thiết kế một website đối với khách hàng. Mời bạn tham khảo trước khi đặt ra các câu hỏi đối với bội phận tư vấn của VietISO.

Các câu hỏi về website:
1. Website là gì?
2. Tại sao tôi cần website?
3. Tôi sẽ được lợi gì khi có website?
4. Các yêu cầu tối thiểu của 1 website?
5. Website động và website tĩnh khác nhau như thế nào?
6. Bao lâu thì website sẽ hoàn tất?
7. Khoản đầu tư cho website là bao nhiêu?
8. Tôi có thể tự cập nhật thông tin trên website được hay không?
9. Ngoài chi phí cho việc xây dựng web tôi còn phải trả chi phí gì khác không?
10. Sau khi làm xong website, làm sao để mọi người biết website của tôi?
11. Tôi phải bắt đầu từ đâu?

Các câu hỏi về tên miền:
1. Tên miền (domain) là gì?
2. Phân loại tên miền?
3. Quy tắc chọn tên miền?
4. Giữa tên miền và thương hiệu có liên quan như thế nào?
5. Ai quản lý các tên miền?
6. Có thể đăng ký tên miền với thời hạn tối đa bao lâu?
7. Có phải khi tôi đăng ký tên miền có nghĩa là tôi là chủ sở hữu tên đó? 
8. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?
9. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?
10. Tôi có thể đăng ký tên miền ở đâu?

Các câu hỏi về hosting:
1. Hosting (lưu trữ web) là gì?
2. Các tính năng cần thiết của hosting?
3. Sự liên kết giữa tên miền và hosting (DNS)?
4. Tôi có thể đăng ký hosting ở đâu?

Các câu hỏi về email:
1. Email là gì?
2. Lợi ích của email?
3. Địa chỉ e-mail?
4. Spam mail là gì?
5. Webmail là gì?
6. E-mail Forwarding là gì?
7. Tôi có thể đăng ký email ở đâu?

Các câu hỏi về dịch vụ của chúng tôi:
1. Tôi sẽ được bao nhiêu lựa chọn về giao diện website một khi đã ký hợp đồng?
2. Những phương thức thanh toán nào có thể được sử dụng?
3. Website của tôi được bảo hành ra sao?
4. Tôi không ở Hà Nội, vậy làm cách nào để hợp tác với công ty (ký hợp đồng, trao đổi thông tin…)?

CÁC CÂU HỎI VỀ WEBSITE

1. Website là gì?
Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi website chính là bộ mặt của công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng.

Đối với một doanh nghiệp, website là một văn phòng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Văn phòng đó mở cửa 24/24 và cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, mà nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp. Một website có tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và có sức lôi cuốn người sử dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng.

» Xem các câu hỏi khác về Website

2. Tại sao tôi cần website?
Trước tiên do tốc độ phát triển internet nhanh, đối thủ cạnh tranh của bạn luôn tìm cách kiểm soát phần thị trường đáng kể trên mạng internet và nếu họ giành được thị phần đó sớm hơn bạn, bạn sẽ khó có thể giành lại nó. Ví dụ, nếu vào thời điểm này công ty bán sách nào đó muốn tiếp cận internet để thiết lập cửa hàng trực tuyến của họ, họ sẽ không đạt được nhiều kết quả, vì các công ty như Amazon.com và các công ty khác đã nắm quyền kiểm soát thị trường đặc biệt này - bán sách trên internet. Công ty của bạn sẽ giống như công ty bán sách kia nếu bạn chậm chân trong việc thiết lập sự hiện diện của mình trên internet.

Một lý do khác để bạn tiến hành việc kinh doanh trực tuyến càng sớm càng tốt là trên thực tế bạn có thể không đăng ký được tên miền mà bạn muốn (www.tencongty.com) bởi vì tên miền đang được đăng ký với tốc độ khoảng 50.000 tên mỗi ngày. Việc đăng ký tên miền cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn trước khi có ai đó đăng ký mất cái tên đó là vô cùng quan trọng, ví dụ tên của công ty là Bảo Minh thì tên miền tương xứng là www.baominh.com.

» Xem các câu hỏi khác về Website

3. Tôi sẽ được lợi gì khi có website?
Có nhiều cách để doanh nghiệp của bạn có thể có lợi từ việc có một website riêng. Đây là một vài khía cạnh quan trọng:

  • Quảng cáo không giới hạn. Nếu bạn đã từng đang quảng cáo trên các loại báo, ấn phẩm, đài tiếng nói hay truyền hình, chắc chắn bạn hiểu rõ chi phí đó lớn như thế nào. Doanh nghiệp của bạn sẽ được chú ý đến. Với khoảng 150 triệu người truy cập internet thường xuyên, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được biết đến mà không mất nhiều chi phí cho việc đó, khách hàng có thể truy cập thông tin về doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn bất cứ lúc nào và từ bất cứ nơi đâu, với một chiếc máy tính nối vào internet.
  • Cơ hội liên kết và hợp tác làm ăn trên mạng rất lớn, ở phạm vi quốc tế. Website của bạn là tấm danh thiếp mà bạn có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này để khuếch trương việc làm ăn. Một tổ chức từ thiện có thể huy động rất hiệu quả các nguồn tài trợ thông qua website khi giới thiệu và cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức mình với toàn thế giới.
  • Các ứng dụng cho web được sử dụng ngày càng phổ biến giúp bạn làm được nhiều việc hơn với website của bạn. Ví dụ, một nhà chế tạo có thể thường xuyên tiến hành mời thầu trên website của mình với các thông tin được cập nhật hàng ngày, và như vậy khả năng tìm được đối tác/nhà cung cấp tốt là vô cùng lớn, không hạn chế phạm vi lãnh thổ, với chi phí không đáng kể.
  • Website cho phép dễ dàng có thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho bạn điều họ nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Website cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi khách hàng hay thắc mắc. Nếu bạn phải trả lời quá nhiều lần cùng một câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ, hay về doanh nghiệp của bạn nói chung, bạn có thể thêm trang trả lời các câu hỏi hay gặp.
  • Việc kinh doanh của bạn sẽ mở cửa 24 tiếng một ngày. Điều này có nghĩa là bạn không phải đóng cửa vào ngày lễ tết hay ngày giáng sinh... Nếu bạn có ở đâu đi nữa thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng hóa của bạn. Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về công ty của bạn, họ có thể nhận được những thông tin nay mà hoàn toàn không làm phiền tới bạn.
  • Chi phí nhân viên thấp. Khi bạn có một website, bạn có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công. Bạn sẽ không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ.
  • Tạo một hình ảnh về một công ty được tổ chức tốt. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để bạn có thể tạo lập bất kỳ hình ảnh nào về mình mà bạn muốn. Tất cả đều nằm trong tay ban, chỉ cần thiết kế một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức công ty của bạn bắt đầu có hình ảnh của mình. Công ty của bạn nhỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên Internet.
  • Tiết kiệm được bưu phí và chi phí in ấn. Hãy nghĩ xem bạn phải gửi bao nhiêu tấm card cho khách hàng biết về việc bán hàng của bạn. Tất cả có thể được giảm thiểu bằng cách đưa các thông tin bán hàng vào website và mỗi khách hàng tới thăm. Bạn có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng, giữ liên hệ với họ về những sự kiện đặc biệt trong gian hàng của bạn thông qua email.
  • Cải tiến hệ thống liên lạc. Bạn có thể liên hệ với nhân viên, nhà cung cấp của bạn thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website, và bất kì ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với bạn.
    Dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Đây là niềm mơ uớc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các chủ doanh nghiệp không muốn tốn thời gian vào việc giải thích cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi sản phẩm hay bất kì diệu gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua. Với một website, chỉ cần đưa ra tất cả các tình huống, tạo câu hỏi và trả lời sẵn, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm mối thông tin hỗ trợ mà không phải làm phiền tới bạn.
  • Có mặt trên mạng đồng hành với đối thủ cạnh tranh. Bạn phải nghĩ rằng Internet giống nhu cuốn "Danh bạ điện thoại". Càng ngày càng nhiều người sử dụng website để tìm kiếm thông tin, mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không ở đó, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ở đó. Nếu bạn không nằm trong "Danh bạ điện thoại" thì làm sao khách hàng có thể tìm thấy bạn?
    Các nhà cung cấp thông tin, các công cụ tìm kiếm sẽ không còn miễn phí trong vài tháng tới. Khi lượng thông tin của họ đã khá đầy đủ, họ không cần bạn nữa mà lúc này bạn lại phải cần tới họ vì họ có rất nhiều người đến để tìm kiếm thông tin. Ví dụ: Yahoo, LookSmart đã bắt đầu tính phí đăng ký vào cơ sở dữ liệu của họ với chi phí tương ứng là 199 va 299 USD. Cho tới hiện nay, một nửa số công cụ tìm kiếm đã tính phí để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Có khả năng bạn sẽ không còn được miễn phí đăng ký lên các công cụ tìm kiếm khác (AltaVista, Lycos...) trong vài tháng tới.

» Xem các câu hỏi khác về Website

4. Các yêu cầu tối thiểu của 1 website?

Để một doanh nghiệp hoạt động được cần phải đáp ứng 3 yếu tố căn bản sau:
- Tên doanh nghiệp
- Trụ sở hoạt động
- Cơ sở vật chất, máy móc. 

Nếu ta tạm coi website như 1 doanh nghiệp thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố là:
- Tên website (hay còn gọi là tên miền hoặc domain) tương ứng với "Tên doanh nghiệp".
- Hosting (hay còn gọi là nơi lưu trữ web) tương ứng với "Trụ sở hoạt động" của doanh nghiệp.
- Các trang web tương ứng với "Cơ sở vật chất, máy móc" của doanh nghiệp.

» Xem các câu hỏi khác về Website

5. Website động và website tĩnh khác nhau như thế nào?

Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Web Động

Web "động" là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được "ghép" với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp.

Bạn hãy tưởng tượng website như một công cụ quảng cáo luôn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không hạn chế về mặt thời gian và không gian. Giả sử cửa hàng của Bạn là một phòng trưng bày về mẫu mốt thời trang với nhiều cô ma-nơ-canh đứng trưng bày các mẫu mốt mới.

Nếu Bạn làm web tĩnh, cũng giống như các cô ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, Bạn phải Hoàn toàn phụ thuộc nhà chế tạo, hoặc Bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu Bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà Không mất thêm một khoản phí nhỏ nào cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm - dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các modules của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Web Tĩnh

Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website “động”, chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh?

Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh lại phù hợp hơn. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo,…) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các tệp .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) và các tham số khác như trong web động.

Bạn còn phân vân giữa việc chọn lựa web động và web tĩnh? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những tư vấn hiệu quả nhất.

» Xem các câu hỏi khác về Website

6. Bao lâu thì website sẽ hoàn tất?
Thời gian để hoàn tất 1 website bao gồm:
- Thời gian chuẩn bị: do bạn quyết định.
- Thời gian thiết kế và xây dựng website: 10 - 30 ngày tùy thuộc vào tính năng và khối lượng thông tin, khả năng của nhà cung cấp dịch vụ.

» Xem các câu hỏi khác về Website

7. Khoản đầu tư cho website là bao nhiêu?
Để khoản đầu tư vào web hiệu quả bạn cần đặt ra các mục tiêu cần thiết cho website. Có rất nhiều mức độ đầu tư khác nhau vào website tùy thuộc vào những mục tiêu này. Do vậy, bạn cần chủ động đưa ra hạn mức ngân sách và tiêu chí. Các nhà tư vấn có thể căn cứ vào đó đưa ra giải pháp phù hợp. Cần phân biệt ngân sách đầu tư ban đầu và ngân sách hàng năm cho việc vận hành và quảng bá website.

Để có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, từ đó bạn có thể xác định được chính xác các mục tiêu của mình.

» Xem các câu hỏi khác về Website

8. Tôi có thể tự cập nhật thông tin trên website được hay không?
Điều này có thể thực hiện nếu website của bạn được cung cấp công cụ quản lý nội dung (gọi tắt là CMS - Content Management System). Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc phát triển nội dung của website sau này.
Hầu hết các gói thiết kế web của chúng tôi đều cung cấp cho bạn khả năng này.

» Xem các câu hỏi khác về Website

9. Ngoài chi phí cho việc xây dựng web tôi còn phải trả chi phí gì khác không?
Chi phí tên miền, chi phí lưu trữ (hosting), chi phí cập nhật nội dung, bảo trì, quảng bá trang web... Các chi phí này có thể đã được bao gồm hoặc không bao gồm trong các gói dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website, bạn nên kiểm tra trước khi đăng ký.

» Xem các câu hỏi khác về Website

10. Sau khi làm xong website, làm sao để mọi người biết website của tôi ?
Bạn cần đưa ra chiến dịch quảng bá website, hãy chuẩn bị một khoản ngân sách phù hợp và xác định các khách hàng muc tiêu. Có nhiều phương pháp để quảng bá website, dưới đây là một số cách thường được sử dụng:
- In địa chỉ website trên namecard, các tài liệu giao dịch của công ty và các mẫu quảng cáo của công ty trên báo chí, truyền hình (nếu có).
- Đăng ký trên các website tìm kiếm như: Google, Yahoo. . .
- Đăng quảng cáo trên các website phù hợp.
- Gửi bản tin điện tử đến khách hàng và khách hàng tiềm năng.
- Trao đổi liên kết với các website khác.

Chúng tôi thực hiện miễn phí một số phương pháp quảng bá website cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được thông tin chi tiết về dịch vụ này.

» Xem các câu hỏi khác về Website

11. Tôi phải bắt đầu từ đâu?
Hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch:
- Chuẩn bị nội dung: Logo, hình ảnh, thông tin giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ…
- Chuẩn bị ngân sách: Ngân sách xây dựng, ngân sách duy trì và quảng bá website.
- Chuẩn bị nhân lực quản trị nội dung website: Công ty của bạn có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ phụ trách nội dung website. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó, vẫn nên cử ra một người của công ty chịu trách nhiệm về nội dung và liên hệ thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ.

Để có thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến thiết kế và xây dựng website. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để đươc tư vấn miễn phí.

» Xem các câu hỏi khác về Website

CÁC CÂU HỎI VỀ TÊN MIỀN

1. Tên miền (domain) là gì?
Tên miền internet - theo QĐ27/2005/QĐ-BBCVT: là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ Internet.

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng điện thoại chẳng hạn, mạng internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù lớn khi nối vào internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ đặc biệt. Các địa chỉ này được gọi là địa chỉ IP.

Ví dụ một địa chỉ IP: 146.123.110.224

Người sử dụng sẽ rất khó nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy, do đó đi cùng với địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên internet gọi là Tên miền (hay còn gọi là Domain).

Ví dụ tên miền: Vnexpress.net, Google.com, Vietnamnet.vn,…

Như vậy, có thể hiểu Tên miền như là Tên doanh nghiệp, còn địa chỉ IP như là địa chỉ Trụ sở của doanh nghiệp (số nhà, đường phố). Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên mạng internet thì đăng ký một tên miền là việc đầu tiên cần làm, tên miền riêng khẳng định vị trí, giúp khách hàng dễ tìm đến website của doanh nghiệp, cũng vừa là bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng interrnet.

Do tính chất chỉ có 1 và là duy nhất trên mạng internet, nên bạn không thể đăng ký được tên miền khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký tên miền tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn, hãy click vào đây để kiểm tra và đăng ký ngay trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

2. Phân loại tên miền?
Có 3 loại tên miền sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

- Tên miền cấp Quốc tế: là những tên miền có dạng: .COM, .NET, .ORG,… Các tên miền này do tổ chức Quản lý tên miền quốc tế ICANN (www.icann.org) quản lý.

- Tên miền Việt Nam cấp 2: là những tên miền có dạng: .VN
Các tên miền này do tổ chức VNNIC (www.vnnic.net) trong nước quản lý.

- Tên miền Việt Nam cấp 3: là những tên miền có dạng: .COM.VN, .NET.VN, ORG.VN,… Các tên miền này cũng do tổ chức VNNIC quản lý.

Có thể chọn lựa tên miền tùy thep mô hình tổ chức và nhu cầu. Các dạng tên miền thường được sử dụng là:

 

.COM
.COM.VN

Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại.

.NET
.NET.VN

Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng internet.

.ORG
.ORG.VN

Dành cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội.

.EDU
.EDU.VN

Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

.GOV
.GOV.VN

Dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

3. Quy tắc chọn tên miền?
Tên miền có thể dài tới 67 ký tự. Và có thể bao gồm chữ cái, số, và dấu gạch ngang (-). Nhưng nếu chọn được tên miền ngắn thì tốt hơn vì tên miền ngắn sẽ là hay và dễ nhớ hơn rất nhiều.

Tên miền nên đặt theo tên công việc và tính chất công việc. Ví dụ như công ty là Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Số hóa thì tên miền SOHOA.COM là lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên tên miền SOHOA.COM chỉ có một và thực tế có rất nhiều công ty trùng tên với bạn, và nếu bạn không thể đăng ký được SAOVIET.COM thì bạn tiếp tục cân nhắc về tính chất công việc. SOHOALTD.COM, SOHOACO.COM hay
SOHOATRADING.COM sẽ là những lựa chọn phù hợp tiếp theo.

Ngoài ra, tên viết tắt hay tên giao dịch (bằng tiếng Anh) cũng là lựa chọn quan trọng.  
Tuy tên miền có thể bao gồm dấu gạch ngang (dấu này không thể đứng ở đầu hay cuối tên miền), nhưng không nên chọn tên miền có dấu gạch ngang ở giữa bởi các tên miền dạng này sẽ rất khó nhớ, khó gõ trên bàn phím và hay nhầm lẫn. Ví dụ hãy chọn tên miền SOHOATRADING.COM thay vìSOHOA-TRADING.COM hay SOHOA-VN.COM.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

4. Giữa tên miền và thương hiệu có liên quan như thế nào?
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Như vậy, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Nhưng trên thực tế, thương hiệu bảo vệ công việc kinh doanh trong xã hội thực còn tên miền bảo vệ thương hiệu trong xã hội ảo trên mạng internet. Như vậy đăng ký tên miền có thương hiệu thực chất cũng là bảo vệ công việc kinh doanh của mỗi chủ thể.

Khi bạn hay doanh nghiệp bạn tham gia Internet, tên miền đóng vai trò cực kỳ quan trọng và càng quan trọng khi đã được sử dụng lâu. Người ta có thể đến và giao dịch trên website của bạn thông qua tên miền, khách hàng hay đối tác của bạn có thể trao đổi email với bạn cũng qua tên miền (tennhanvien@tencongty.com, tenphong@tencongty.com).

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

5. Ai quản lý các tên miền?
Tên miền quốc tế được quản lý bới tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers gọi tắt là ICANN (www.icann.org). Tên miền quốc gia do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC (www.vnnic.net)

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

6. Có thể đăng ký tên miền với thời hạn tối đa bao lâu?
Tên miền có thể đăng ký với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên miền cần phải đăng ký lại.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

7. Có phải khi tôi đăng ký tên miền có nghĩa là tôi là chủ sở hữu tên đó?
Không. Theo quy định của Việt Nam, tên miền là tài nguyên quốc gia, bạn chỉ có quyền sử dụng tên miền đó. Quyền sử dụng này có thời hạn phụ thuộc vào phí gia hạn mà bạn nộp. Về nguyên tắc, bạn không tự động có quyền giữ tên miền mãi mãi. Nhưng trên thực tế, nếu bạn trả tiền đầy đủ và không vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của người khác, tên miền về cơ bản thuộc về bạn.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

8. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?
Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.
Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng internet với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

9. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?
Tên miền là địa chỉ duy nhất trên internet vì vậy không bao giờ có sự trùng nhau.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

10. Tôi có thể đăng ký tên miền ở đâu?
Có nhiều địa chỉ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ này. Và bạn cũng có thể đăng ký tại Phòng kinh doanh của công ty chúng tôi.

» Xem các câu hỏi khác về Tên miền

CÁC CÂU HỎI VỀ HOSTING

1. Hosting (lưu trữ web) là gì?
Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ internet như world wide web (WWW), truyền tải file (FTP), email,… Và đây là nơi lưu trữ các trang web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của website. Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng internet.

Nói một cách đơn giản, Tên miền giống như tên doanh nghiệp còn Hosting tương đương với trụ sở làm việc của doanh nghiệp đó.

» Xem các câu hỏi khác về Hosting

2. Các tính năng cần thiết