19/04/2010 02:44 | Thông tin công nghệ
Điều đầu tiên, hãy tạo ra trang web của bạn phù hợp với chuẩn XHTML. XHTML là một tiêu chuẩn chặt chẽ về HTML. Trang web của bạn tuân theo chuẩn này sẽ được các spider đọc một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo về chuẩn XHTML tại http://www.w3.org/MarkUp/
Những trang web tuân theo tiêu chuẩn này sẽ có 2 phần chính: phần HEAD và phần BODY. Chúng ta có thể mở mã nguồn của bất kỳ trang web nào để kiểm chứng điều này, ví dụ tốt nhất là mã nguồn của trang http://www.w3.org/.
Phần HEAD là tất cả những gì bạn nhìn thấy giữa cặp thẻ <HEAD> và </HEAD>. Nội dung của phần này không được trình bày khi xem trang web bằng trình duyệt. Bạn có thể thấy một yếu tố trong phần này là thẻ Title (nằm giữa cặp thẻ <title> và </title>). Nội dung nằm trong thẻ Title sẽ được trình bày trên thanh tiêu đề của trình duyệt, ngoài ra, nội dung của thẻ này cũng đại diện cho trang web của bạn trong các kết quả tìm kiếm. Thẻ Title là một yếu tố rất quan trọng.
Phần HEAD cũng bao gồm nhiều thẻ META khác nhau như META Keywords; META Description; …
<meta name=”keywords”
content=”…”>
<meta name=”description” content=”…”>
Sau thẻ đóng </HEAD> là thẻ mở <BODY>. Những gì bạn nhìn thấy trong thẻ <BODY> (nằm giữa <BODY> và </BODY>) sẽ được trình bày khi xem trang web bằng trình duyệt.
Trong thẻ BODY có thể có các thẻ <h1>, <h2>, … đây là các thẻ tiêu đề của HTML. Có tất cả 6 thẻ tiêu đề từ <h1> đến <h6>. <h1> sẽ có kích cỡ chữ lớn nhất và nhỏ dần cho đến <h6>. <h1> sẽ được xem là quan trọng và ưu tiên nhiều nhất, sau đó sẽ giảm dần lần lượt cho đến <h6>. Hãy nhớ kỹ, các thẻ tiêu đề luôn được sự ưu ái của các công cụ tìm kiếm.
Thẻ liên kết (nằm trong cặp thẻ <a> và </a>) cũng là một yếu tố quan trọng khác trong phần BODY.
Thẻ <img> cũng là một thẻ quan trọng.
Thông thường, một trang web HTML trong cái nhìn của một SEOer (cũng là cái nhìn của spider) sẽ giống như ví dụ sau:
<head>
<title>Tiêu đề trang web</title>
<meta name=”keywords” content=”Từ khóa 01, từ khóa 02, từ khóa
03″>
<meta name=”description” content=”Mô tả sơ bộ về trang web”>
</head>
<body>
<h1>Đây là thẻ tiêu đề quan trọng nhất đối với các công cụ tìm
kiếm</h1>
<h2>Đây là thẻ tiêu đề quan trọng thứ nhì</h2>
Nội dung trang web … Nội dung trang web … Nội dung trang web …
<b>In đậm nội dung trong thẻ này</b>
<a href=”http://www.ten-mien-cua-ban.com” title=”Liên kết đến một
trang web”>Liên kết đến một trang web</a>
<img src=”http://www.ten-mien-cua-ban.com/hinh-cua-ban.jpg” alt=”Hình
của bạn” />
</body>
Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu một cách cụ thể hơn cho những yếu tố HTML vừa đề cập ở trên.
1/ Thẻ Title:
Thẻ Title có lẽ là thẻ HTML quan trọng nhất. Không những các công cụ tìm kiếm dựa vào nội dung của nó để ước lượng sự liên quan giữa từ khóa và nội dung mà còn dùng nó để hiện thị trên trang kết quả tìm kiếm (Search Engine result pages – SERP). Ngoài ra, một tiêu đề hay, sống động có thể kích thích sự tò của người duyệt web nhấp chuột vào liên kết đến trang web của chúng ta trên SERP.
Các công cụ tìm kiếm (Search Engine – SE) đều xem từ khóa nằm trong thẻ này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xếp hạng trang web. Luôn luôn sử dụng các từ khóa chính ít nhất một lần trong thẻ Title. Cố gắng đặt chúng vào vị trí có thể làm nổi bật 100% (đầu thẻ). Sự nổi bật của từ khóa đối với thẻ Title tối thiểu là 60%.
Không sử dụng nhiều hơn 1 thẻ Title trong 1 trang. Đảm bảo rằng thẻ Title là thẻ đầu tiên trong phần HEAD và không có thẻ nào khác nằm trước nó. Tránh liệt kê những từ khóa giống nhau nhiều lần trong cùng một thẻ, một vài SE sẽ phạt trong trường hợp này. Tránh sử dụng cùng một nội dung Title trong toàn bộ website. Cố gắng dùng nội dung thẻ Title duy nhất cho mỗi trang web và sử dụng từ khóa liên quan đến nội dung của trang web đó.
Nội dung của thẻ Title dài sẽ tốt hơn nội dung ngắn, tuy nhiên, chúng ta chỉ nên giới hạn từ 5 đến 9 từ hoặc tương đương với 80 ký tự. Hãy làm cho nội dung thẻ Tilte thú vị và hấp dẫn người tìm kiếm để thuyết phục rằng họ cần phải click vào đó.
Tên công ty đặt vào nội dung thẻ Title không phải là ý tưởng tồi và sẽ càng tuyệt vời hơn nếu công ty của bạn là một thương hiệu lớn.
Một điểm cần phải nhớ nữa là khu vực địa lý. Từ khóa của bạn nên phản
ánh khu vực địa lý hay vùng khách hàng trọng tâm của bạn. Nếu người tìm
kiếm muốn mua một món hàng nào đó, anh ta sẽ tìm theo tên của món hàng,
các SE sẽ trả về một danh sách kết quả từ khắp nơi trên thế giới, đa
phần người tìm kiếm có xu hướng sẽ thu hẹp phạm vi bằng cách thêm một số
tên vùng miền và đây là cơ hội trang web của bạn vươn lên top 10 với từ
khóa cho khu vực đó.
<Title>Công ty ABC – Thiết kế website chuyên nghiệp</Title>
<Title>Công ty ABC – Thiết kế website chuyên nghiệp tại TP
HCM</Title>
Chú ý không nên đặt nội dung của thẻ Title toàn bộ bằng chữ HOA.
Dưới đây là những lời khuyên cho việc sử dụng thẻ Title được đưa ra bởi John Alexander – một chuyên gia về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm:
- Đặt từ khóa vào phần đầu tiên nhưng đảm bảo cả nội dung có ý nghĩa.
- Từ khóa càng quan trọng càng phải nằm ở những vị trí đầu tiên.
- Cố gắng viết nội dung của thẻ Title có ý nghĩa.
- Nội dung thẻ Title phải liên quan đến nội dung của trang web.
- Không nhồi nhét, sử dụng nhiều lần từ khóa vào nội dung thẻ Title.
- Không dùng nhiều ký tự HOA và ký tự đặc biệt trong nội dung thẻ Title.
- Đảm bảo tiêu đề ít hơn 59 ký tự.
2/ Thẻ META
Có 2 thẻ META thường được sử dụng trong quá trình tối ưu hóa là META Keywords và META Description. Nếu bạn dùng thêm những thẻ META khác, hãy đặt chúng sau 2 thẻ trên.
META Keywords
Cú pháp: <META name=”keywords” content=”keyword 01, keyword 02, keyword 03, …” />
Mục đích ban đầu của thẻ này là cung cấp ý tưởng về trang web cho các spider, nhưng sau đó đã bị lợi dụng nhồi nhét từ khóa để đạt thứ hạng cao nên đến thời điểm hiện tại thẻ này không còn ảnh hưởng đến việc thăng hạng của một trang web.
Nếu bạn vẫn muốn khai thác thẻ này, hãy đặt những từ khóa của bạn vào trong nội dung thẻ. Đảm bảo rằng các từ khóa của bạn tập trung vào một trang duy nhất và chúng có liên quan đến nội dung của trang.
Chú ý đến việc dùng nhiều từ giống nhau trong từ khóa, các SE sẽ xem đó là động thái spam.
META Description
Cú pháp: <META name=”description” content=”Nội dung của trang web” />
Nội dung của thẻ META Description sẽ được hầu hết các SE hiển thị bên dưới tiêu đề trang web của bạn trong SERP.
Nội dung thẻ META Description không nên quá dài (khoảng 25 – 30 từ). Từ khóa nên xuất hiện trong nội dung thẻ này nhưng chú ý đừng lặp lại quá nhiều lần. Giống như thẻ Title, thẻ META Description nên được tùy biến cho mỗi trang và phụ thuộc vào nội dung cũng như từ khóa của trang đó.
Mặc dù Google không xem nội dung của thẻ này để xác định tính liên quan, nhưng nội dung này được thể hiện là đoạn mô tả (snippet) trong SERP. Vì thế, hãy làm cho nội dung này thực sự cuốn hút để kích thích người tìm kiếm góp phần làm tăng tỷ lệ bấm vào trang (click-through rate).
3/ Nội dung trong phần BODY
Nội dung chính của một trang web nằm trong phần BODY và được hiển thị trên trình duyệt của người truy cập, nhớ đặt những từ khóa vào phần BODY.
Chú ý đến tầm quan trọng của việc làm cho từ khóa được nổi bật và đặt từ khóa vào phần đầu tiên của BODY vì một vài SE chỉ lấy vài dòng của phần BODY và dùng chúng làm mô tả cho SERP.
Sắp xếp sự xuất hiện các từ khóa trong phần BODY theo một cách tự nhiên nhất, sử dụng thẻ <b> cho từ khóa và cố gắng làm cho nội dung của BODY tối thiểu phải là 125 từ.
4/ Thẻ đề mục từ <h1> đến <h6>
Các SE xem các đề mục (heading), tiểu đề mục (sub-heading) có in đậm rất quan trọng nên chúng ta hãy tận dụng các thẻ từ <h1> đến <h3> thay thế cho hình ảnh đề mục đặc biệt là phần trên của trang và chèn từ khóa vào nội dung của các thẻ này.
Việc sử dụng các thẻ đề mục có thể không phù hợp với ý tưởng thiết kế của bạn, bạn có thể áp dụng các định dạng CSS vào các thẻ đó để SE sẽ thấy các thẻ đề mục, còn trình duyệt vẫn thể hiện đúng ý tưởng thiết kế khi khách tham quan.
<h1 style=”font-size:10px;color:#00FFFF;font-weight:bold”>Đề mục 01</h1>
Đừng bao giờ lặp lại thẻ <h1> trên 1 trang. Thẻ <h1> là duy nhất để chỉ ra chủ đề chính của bạn. Đối với thẻ <h2>, <h3> có thể được lặp lại nhưng đừng nên quá mức.
5/ Nội dung trong liên kết
Nội dung trong các liên kết (anchor text) là rất quan trọng bao gồm cả liên kết nội và liên kết ngoại.,
<a href=”http://ten-mien-cua-ban.com title=”Đây là Anchor text”>Anchor text</a>
Anchor text nên chứa những từ khóa chính của bạn và đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào các Anchor text, thông thường nên có 3 liên kết có chứa từ khóa trong Anchor text trên mỗi trang.
5/ Thuộc tính ALT của hình ảnh
Thẻ ALT trình bày một đoạn mô tả khi trình duyệt vì một lý do gì đó không thể hiển thị được hình ảnh. Các SE dùng thẻ ALT để thay thế nội dung Anchor text của những hình ảnh.
Ví dụ: <img src=”images/logo.gif” alt=”Hình ảnh ABC” width=”415″ height =”100″ / >
Nếu bạn chèn từ khóa vào nội dung thẻ ALT, bạn sẽ có nhiều khả năng làm tăng thứ hạng. Google thường chọn thẻ ALT đầu tiên trên trang và sử dụng nó để mô tả trong SERP vì thế bạn hãy đặc biệt chú ý đến nội dung thẻ ALT của hình ảnh đầu tiên trên trang.
Đừng bao giờ dùng thẻ ALT khi không có 1 hình ảnh thực sự nào và cũng đừng nhồi nhé từ khóa vào nội dung thẻ này khi trên trang đã có 03 nội dung ALT.
Bạn nên nhớ những gì trong bài viết này?
- Những yếu tố HTML ảnh hưởng đến việc xếp hạng 01 trang web bao gồm:
URL của trang, Title, các thẻ đề mục <h1>; <h2>; …, nội
dung của phần BODY, Anchor text và nội dung thẻ ALT.
- Chú ý đến sự nổi bật, mật độ, sự gần nhau của các từ trong từ khóa và
tần suất của các từ khóa trong nội dung phần BODY, sử dụng thẻ <b>
1 hoặc 2 lần trong 1 trang để cải thiện ý nghĩa của từ khóa.
- Không nhồi nhét từ khóa vào bất kỳ nội dung nào và luôn đảm bảo tính
tự nhiên cho người truy cập.