chia sẻ:

Những điều cần biết trước khi lựa chọn hosting

05.05.2015 | Quản trị

Ngày nay, website đã mỗi ngày trở nên phổ biến và là công cụ quan trọng trọng đối với các doanh nghiệp. Bạn có thể có một hoặc nhiều website để phục vụ cho các mục đích kinh doanh của mình. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn đã sử dụng hosting cho website thực sự hợp lý và hiệu quả hay chưa?

Những điều cần biết trước khi lựa chọn hosting

Làm thế nào để bạn quyết định đi đến sử dụng một Hosting hay VPS? Do các tính năng băng thông, lưu trữ, hay những dịch vụ đi kèm của nhà cung cấp? Chúng tôi sẽ cùng bạn đưa ra những câu trả lời cụ thể trong bài viết này.

1. Hiểu rõ nhu cầu của bạn

Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hợp lý nếu không biết chính xác những gì bạn đang có và đang cần. Hãy quên đi các danh sách dạng như: top 10 nhà cung cấp hosting, top 10 nhà cung cấp VPS. Hãy dừng lại và suy nghĩ thấu đáo về nhu cầu riêng của chính bạn:

  • Bạn đang xây dựng loại trang web về lĩnh vực gì, du lịch hay khách sạn, bán hàng hay giới thiệu sản phẩm...?
  • Bạn có cần các ứng dụng Windows hay ứng dụng cao cấp khác?
  • Bạn có cần một phiên bản đặc biệt của phần mềm (ví dụ. PHP, IonCube,..v..v..)?
  • Trang web của bạn tốn bao nhiêu dung lượng đĩa cứng, nó có cập nhật thường xuyên không?
  • Lưu lượng truy cập vào website của bạn lớn hay nhỏ(Băng thông-Bandwidth)?

Đây là một số câu hỏi đơn giản và cơ bản để bạn có thể nhanh chóng trả lời. Hãy đưa ra một kế hoạch với trang web của bạn và cố gắng tìm ra những sự thay đổi có thể xảy ra trong thời gian tới.

Đối với những người mới bắt đầu, cơ bản nói chung bạn nên khởi tạo với một Share Hosting(host chia sẻ). Loại hình Share Hosting này có đặc điểm là chi phí rẻ, dễ bảo trì, và đầy đủ tính năng cho các website mới ra mắt. Thêm vào đó, bạn luôn có thể nâng cấp từ Share Hosting lên VPS hoặc Server chuyên dụng trong các giai đoạn sau khi website của mình đã phát triển lên mức cao hơn.

2. Server hoạt động ổn định(Uptime)

Không có gì quan trọng hơn việc máy chủ hoạt động ổn định 24/7. Bạn cần một website chạy ổn định trên máy chủ mạnh mẽ và kết nối mạng liên tục. Con số 99.5% là số thời gian hoạt động được đề nghị, bất cứ lý do gì khiến cho thời gian Uptime của server dưới 99% là không thể chấp nhận được.

Có rất nhiều cách khác nhau để có được thông tin Server Uptime. Ví dụ:

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi các Server của mình với các công cụ giám sát máy chủ. Hiện có rất nhiều công cụ hỗ trợ và miễn phí đối với tiện ích này trên mạng.

3. Sử dụng tối ưu Addon Domains

Chi phí cho một tên miền ngày nay khá rẻ. Nó tạo điều kiện cho bạn có thể sở hữu nhiều domain cùng lúc. Trong thực tế, hầu hết các webmaster sở hữu hàng chúc, thậm chi hàng trăm tên miền. Để chạy hết số tên miền này, bạn cần nhiều hosting. Và đây chính là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải có một hosting cho phép add nhiều tên miền.

Nói chung, hầu hết các hosting cho phép bạn add ít nhất 25 domain trong một tài khoản. Một vài năm trước tôi có bất cẩn đăng ký một hosting trên máy chủ mà họ chỉ cho phép add 1 domain. Hy vọng bạn đừng lặp lại sai lầm này của tôi. Hãy luôn kiểm tra khả năng add tên miền Addon Domains trước khi bạn thực hiện mua hàng.

Có một số nhà cung cấp bạn có thể lựa chọn như: VietISO, FatCow, GreenGeeks, Hostgator, iPage, SiteGround, và WebHostingHub.

4. Khả năng nâng cấp Server

Share Hosting được coi là khá phổ biến thời gian này. Một Share Hosting, chẳng hạn như dùng blog WordPress có thể tối ưu đối với 30.000 - 40.000 lượt người truy cập hàng tháng. 

Tuy nhiên, nếu bạn mong đợi trang web của bạn phát triển thực sự lớn trong hai hoặc ba năm tới, bạn nên xem xét chọn lên một máy chủ web với tài nguyên lớn hơn để phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cấp từ ShareHosting lên VPS hoặc Server, cho phép bạn xử lý mạnh mẽ hơn, dung lượng bộ nhớ, RAM, băng thông cũng như khả năng bảo mật tốt hơn rất nhiều.

5. Chi phí gia hạn

Các Share Hosting thường được bán rất rẻ khi mua lần đầu, nhưng chi phí lại cao hơn nhiều khi gia hạn các lần kế tiếp. Hãy cẩn thận với những sự thay đổi từ các nhà cung cấp.

Vì vậy, để tránh bất kỳ thay đổi bất ngờ khó chịu nào, bạn nên kiểm tra các TOS (Điều khoản dịch vụ) và chắc chắn rằng bạn đã hiểu và okay với giá gia hạn trước khi đăng ký. Một cách nhanh chóng để làm điều này là để nhấn chuột vào liên kết TOS của công ty lưu trữ (thường là ở dưới cùng của trang), nhấn Ctrl + F và tìm kiếm kewyord "Renewal" hay "Renew".

6. Chính sách hoàn tiền

Nếu bạn hủy không dùng hosting trong thời gian thử nghiệm, các công ty có hoàn tiền trở lại? Chính sách hoàn trả của công ty lưu trữ sau khi thanh toán là gì? Có bị mất phí khi hủy bỏ dịch vụ không?

Đây là một số câu hỏi cơ bản để yêu cầu trước khi đăng ký mà bạn nên nắm rõ:

Điều quan trọng là phải biết nhà cung cấp hosting hoàn lại tiền khách hàng như thế nào, charge bao nhiêu % nếu hủy, để bạn không phải mất quá nhiều tiền khi mình không muốn dùng.

Có một số công ty lưu trữ mà tính phí hủy cao vô lý khi người dùng hủy bỏ tài khoản của họ trong giai đoạn thử nghiệm. Lời khuyên của chúng tôi? Tránh các nhà cung cấp nhỏ lẻ mà bạn chưa từng biết bao giờ. Hoặc lên mạng tìm kiếm thông tin cụ thể về nhà cung cấp này cũng như lịch sử họ đã từng bị khách hàng phàn nàn về chính sách hoàn tiền chưa.

(còn tiếp - mời bạn đón đọc phần 2 sắp xuất bản)

P.D - VietISO Tech Dev