chia sẻ:

CRM là gì? Doanh nghiệp có cần dùng CRM?

19.12.2016 | Sale & Marketing

Nếu như bạn là chủ của một doanh nghiệp hoặc là một giám đốc kinh doanh, chắc hẳn bạn vẫn thường xuyên nghe thấy cụm từ CRM. Tuy nhiên, bạn có thật sự biết CRM là gì hay không? Hãy cùng VietISO tìm hiểu xem CRM là gì và doanh nghiệp có cần dùng CRM?
CRM là gì? Doanh nghiệp có cần dùng CRM?

CRM là gì? 

CRM là cụm từ tiếng anh viết tắt của Customer Relationship Manager, được hiểu như là quản lý quan hệ khách hàng. Hiểu một cách đơn giản CRM cho phép doanh nghiệp quản lý hệ thống tương tác khách hàng từ tất cả những dữ liệu và các thông tin liên quan ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai, từ đó hình thành các mối quan hệ trong kinh doanh.

Khách hàng: là người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nói chung. Các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp khác nhau

Mối quan hệ trong kinh doanh: là hoạt động của công ty với các đối tác hay với khách hàng thực hiện các giao dịch qua lại .Quá trình tương tác nhiều lần giúp bên bán hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá được khách hàng tiềm năng. Giúp gia tăng cơ hội trao đổi bán hàng từ đó hình thành mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn

Quản lý: là hoạt động của công ty thực hiện tương tác với khách hàng có chủ đích. Những tương tác này được xây dựng thành những module lớn giúp nắm bắt giải quyết, nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là trung tâm, mọi hoạt động của công ty đều được xây dựng hướng đến chủ thể đó.

 

 

CRM là một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được thiết kế để giảm chi phí, tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Nó cũng giúp các doanh nghiệp quản lý nắm bắt được các cơ hội và đặc biệt là các cơ hội trong tương lai. 

 

Tại sao doanh nghiệp cần CRM


 

- Tổ chức dữ liệu tốt hơn: Thông tin của khách hàng được lưu trữ thông minh theo các trường giúp quản lý, tìm kiếm phân loại chi tiết giúp nhà quản lý hiểu rõ từng nhóm khách hàng . Ngoài ra phần mềm chăm sóc khách hàng CRM còn có khả năng quản lý dữ liệu kho, sản phẩm, nhà cung cấp – được ví như phần mềm kế toán nhỏ. 

- Truyền thông chuyên nghiệp: Sử dụng các dịch vụ như sms marketing, email marketing, tổng đài ip…với tập khách hàng chất lượng phục vụ báo giá, giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức sự kiện, tri ân khách hàng. Đặc biệt thống kê được phản hồi của khách hàng giúp nhận định hiệu quả thực hiện chiến dịch đó. Và có thể dùng truyền thông nội bộ.

- Chia sẻ thông tin: Khi khách hàng có nhu cầu tìm đến công ty, thông tin khách hàng chỉ cần nhập liệu một lần. Các phòng ban sẽ cùng giải quyết yêu cầu của khách hàng nhanh chóng chuyên nghiệp, đảm bảo thời gian.

- Nhà quản lý nắm bắt được các khách hàng tiềm năng: Đảm bảo bạn không bỏ sót bất kì một khách hàng nào. Khi biết được trạng thái của khách hàng ở mức độ quan tâm sản phẩm, gặp vướng mắc ở giai đoạn nào đưa ra chiến lược thích hợp.

 

Một số ví dụ về lợi ích khi áp dụng CRM

 

 

CRM giúp doanh nghiệp lưu trữ các thông tin khách hàng như ngày sinh nhật, hoặc những những dịp đặc biệt khác để doanh nghiệp có thể gửi những lời chúc mừng từ đó xây dựng các mối quan hệ thân thiết. 

Bạn có nhiều khách hàng tiềm năng, chỉ một số nhỏ trong đó sẽ trở thành khách hàng của bạn. Với nhóm còn lại, bạn vẫn có cơ hội để chuyển họ thành khách hàng trong tương lai. Hãy lưu họ vào CRM và luôn duy trì mối liên lạc với họ.

Với những cơ hội sẽ hình thành trong tương lai, CRM là công cụ giúp bạn lưu trữ và nhắc bạn khi thời điểm đến.

Nếu bạn là người quản lý, CRM là một bức tranh tổng quan về Marketing, Bán hàng, Chăm sóc khách hàng và Doanh số. Bạn có thể theo dõi nó theo ngày tháng hoặc theo năm tài chính.

 

Các chức năng chính của CRM


- Lead: Được hiểu là Tiềm năng. Nó giúp bạn quản trị Khách hàng tiềm năng từ đó có thể tìm kiếm cơ hội và chuyển họ thành khách hàng. Một số phần mềm ghép nó chung với chức năng Khách hàng.

- Customer (Một số phần mềm gọi thành phần này là Contact, Organization (dành cho doanh nghiệp B2B) , Account…): Đây là chức năng giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp.

- Potentials (Một số phần mềm gọi thành phần này là Opportunity): Chức năng giúp bạn quản trị các cơ hội của từng khách hàng. Mỗi cơ hội bao gồm nguồn tạo ra cơ hội; giai đoạn (giai đoạn bán hàng) và tất cả lịch sử của nó. Khi lần đầu bạn sử dụng CRM, bạn sẽ thấy trước đây nhiều cơ hội bị bỏ quên.

- Quản lý công việc: Chức năng sẽ là người trợ giúp cho bạn làm việc thông minh hơn. Khi bạn có lượng lớn khách hàng, bạn sẽ không nhớ được hết công việc cần làm, CRM sẽ nhắc bạn.

- Ngoài ra CRM còn nhiều chức năng khác tùy thuộc vào đặc thù từng loại hình doanh nghiệp như: Quản lý hóa đơn, Quản lý nhà cung ứng (sản xuất); Deal; Quản lý tài liệu; Các kênh tương tác như email và điện thoại…

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu CMR là gì? Ở Việt Nam khái niệm về CRM còn mới mẻ nhưng trên thế giới các công ty đã ứng dụng phần mềm thành công từ rất lâu. Khi bạn sử dụng phần mềm CRM thành công các mối quan hệ với khách hàng được cải thiện. Hoạt động trong công ty chuyên nghiệp giúp nhân viên tăng năng suất hiệu quả bán hàng. Mục tiêu cuối cùng  đạt được là tăng lượng khách hàng dùng sản phẩm dài lâu.